Mới đây, Công an huyện Châu Thành (An Giang) đã thông báo kết quả xử lý vụ việc "Con đại gia miền Tây nổ súng dằn mặt đối thủ trên sông Hậu" mà trước đó Kiến Thức đưa tin.
"Kẽ hở để các đối tượng xấu tàng trữ, sử dụng súng"
Cụ thể, Công an huyện Châu Thành đã xử phạt 3 triệu đồng và tịch thu khẩu súng (bắn đạn cao su, cùng 23 viên đạn cao su) của ông Lê Hữu Thắng (43 tuổi, con đại gia khai thác cát ở An Giang) về hành vi sử dụng công cụ hỗ trợ không có giấy phép.
|
Ông Thắng, con đại gia khai thác cát ở miền Tây cầm súng dằn mặt đối thủ trên sông Hậu. |
Đây là vụ việc được dư luận rất quan tâm. Sau khi cơ quan chức năng công bố mức xử phạt, dư luận đã có nhiều ý kiến cho rằng xử phạt như vậy là không đủ mức răn đe, và tạo kẽ hở cho các đối tượng tàng trữ, sử dụng súng bắn đạn cao su vào các mục đích xấu.
Nhiều độc giả băn khoăn, hành vi của ông Thắng đã đủ yếu tố để xử lý hình sự chưa?
Anh Trần Cao Nam (TP Hồ Chí Minh) cho rằng: "Đây phải là tội đe dọa giết người và sử dụng công cụ hỗ trợ trái phép chứ? Phải bị xử lý hình sự chứ sao chỉ xử lý hành chánh?"
Cùng chung quan điểm trên, anh Hoàng Phong (Lào Cai) bày tỏ: "Chưa được cấp phép sử dụng súng mà đã mua súng. Vậy là tàng trữ trái phép sùng (công cụ hỗ trợ). Nổ súng dù chưa gây hậu quả nhưng với mục đích dằn mặt đối thủ tranh chấp địa bàn làm ăn thì là đe dọa giết người. Phải làm rõ ai bán súng cho anh ta và xử lý đúng bản chất là tàng trữ súng (công cụ hỗ trợ) và sử dụng khi không có giấy phép. Phải xử lý hình sự. Phạt hành chính như vậy có phải là kiểu phạt cho tồn tại?"
Anh Nguyễn Văn Đọc (TP HCM) thốt lên: "Trời! Chỉ phạt 3 triệu thôi à. Vậy khác nào tạo tiền đề cho toàn dân sắm súng nha. Cùng lắm bị phạt 3 triệu và thu súng. Không ổn rồi."
|
Đối tượng tên T.C, làm nghề cầm đồ khoe việc sở hữu súng trên mạng xã hội bằng các video livestream trên facebook. |
Bạn đọc Đan Nguyên (TP HCM) lo ngại: "Giả sử bây giờ các đối tượng cầm đồ, thanh niên, trẻ trâu, giang hồ... mua súng về để đi đòi nợ, đi đe dọa, thị uy với các băng nhóm khác, hay trẻ trâu mua về để cho oai rồi khi phát hiện cũng chỉ bị xử lý hành chính và thu súng. Bảo sao ngày càng nhiều vụ cướp có vũ khí, các đối tượng cầm đồ ngang nhiên lên mạng khoe súng mà chẳng sợ pháp luật xử lý. Vì nếu có bị xử lý thì nộp 3 triệu mà lấy lấy được số má giang hồ, quá bèo. Súng bắn đạn cao su nhìn có khác gì súng quân dụng đâu? Phải chăng đây là kẽ hở pháp luật để các thành phần xấu tàng trữ súng?"
Tại sao không xử lý hình sự?
Trả lời PV Kiến Thức, ông Nguyễn Hữu Phước, Chủ tịch UBND xã Bình Hòa (An Giang) cho biết, sự việc các đối tượng của 2 doanh nghiệp sử dụng hung khí và nổ súng để giải quyết mâu thuẫn trên địa bàn là hành vi gây rối trật tự công cộng.
Tuy nhiên, thẩm quyền xử lý thuộc cơ quan Công an huyện Châu Thành. UBND xã chỉ đóng góp ý kiến để vụ việc được xử lý theo hướng hài hòa, phù hợp.
|
Súng (bắn đạn cao su) và số đạn được công an tịch thu. |
Trao đổi với PV, chuyên viên tư vấn pháp luật của Công ty luật T&Q (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, việc ông Thắng chưa được cấp phép sử dụng công cụ hỗ trợ như thông tin báo chí đăng tải mà người này lại sử dụng, cụ thể là việc nổ súng trên sông Hậu. Thì mức xử lý theo quy định pháp luật là phạt hành chính từ 2 đến 4 triệu đồng; tịch thu tang vật. Đồng thời, đương sự này chắc chắn sẽ không được xem xét cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ.
“Sau khi bị xử phạt hành chính nhưng tiếp tục vi phạm, người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự. Mức phạt từ 2 đến 3 năm tù giam”, chuyên viên tư vấn luật, thông tin.
|
Ông Thắng chỉ bị xử phạt 3 triệu đồng và tịch thu súng sau khi bắn dằn mặt đối thủ. |
Phân tích rõ hơn về vụ việc, luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng Luật Giang Thanh) cho biết, h
ành vi sử súng bắn đạn cao su (được coi là công cụ hỗ trợ) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013, cụ thể như sau:
"Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;"
Ngoài ra người sử dụng còn bị tịch thu công cụ hỗ trợ.
Nếu người sử dụng công cụ hỗ trợ đã bị phạt hành chính mà còn tiếp tục vi phạm, thì có thể bị xử lý hình sự về tội Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ theo Điều 306 Bộ luật hình sự. Điều luật quy định:
"Điều 306. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."