Những ngày cận Tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), PV VTC News tìm về làng Địa Linh - địa phương duy nhất còn giữ nghề làm tượng ông Táo ở Huế. (Ảnh: T.H)Về Địa Linh những ngày này, 2 bên đường toàn là đất sét và tiếng đục đục, gõ gõ vang lên khắp chốn, đâu đó thoang thoảng mùi của đất sét nung. (Ảnh: T. Khánh)Theo người dân làng Địa Linh, nghề làm tượng ông Táo đã có từ nhiều đời qua. Để đúc tượng ông Táo, người dân sử dụng loại đất sét vàng có ít tạp chất được lấy từ cánh đồng sau làng. Công việc chọn đất này được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết ông Công, ông Táo vài tháng. (Ảnh: T.H)Tất cả đều đang hối hả để kịp rao lò những ông Táo phục vụ Tết ông Công, ông Táo. (Ảnh: T.H)Những tượng ông Táo đất được sơn đỏ trước khi đưa vào các lò nung. (Ảnh: T.H)Khuôn đúc tượng ông Táo của dân làng Địa Linh. (Ảnh: T. Khánh)Sau khi ra khỏi lò nung, tượng ông Táo được tô vẽ thêm cho đẹp trước khi xuất ra chợ bán. Người dân làng Địa Linh vẫn bảo nghề nặn tượng ông Công, ông Táo là nghề làm giàu cho người khác bởi dân làng cặm cụi làm cả ngày cũng chỉ có thu nhập khoảng 100 nghìn đồng/người/ngày. Tuy nhiên, với những thương lái buôn ở chợ, tiền lãi bán tượng Táo quân có thể mua được chiếc xe máy tay ga đắt tiền. (Ảnh: T.H)
Những ngày cận Tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), PV VTC News tìm về làng Địa Linh - địa phương duy nhất còn giữ nghề làm tượng ông Táo ở Huế. (Ảnh: T.H)
Về Địa Linh những ngày này, 2 bên đường toàn là đất sét và tiếng đục đục, gõ gõ vang lên khắp chốn, đâu đó thoang thoảng mùi của đất sét nung. (Ảnh: T. Khánh)
Theo người dân làng Địa Linh, nghề làm tượng ông Táo đã có từ nhiều đời qua. Để đúc tượng ông Táo, người dân sử dụng loại đất sét vàng có ít tạp chất được lấy từ cánh đồng sau làng. Công việc chọn đất này được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết ông Công, ông Táo vài tháng. (Ảnh: T.H)
Tất cả đều đang hối hả để kịp rao lò những ông Táo phục vụ Tết ông Công, ông Táo. (Ảnh: T.H)
Những tượng ông Táo đất được sơn đỏ trước khi đưa vào các lò nung. (Ảnh: T.H)
Khuôn đúc tượng ông Táo của dân làng Địa Linh. (Ảnh: T. Khánh)
Sau khi ra khỏi lò nung, tượng ông Táo được tô vẽ thêm cho đẹp trước khi xuất ra chợ bán. Người dân làng Địa Linh vẫn bảo nghề nặn tượng ông Công, ông Táo là nghề làm giàu cho người khác bởi dân làng cặm cụi làm cả ngày cũng chỉ có thu nhập khoảng 100 nghìn đồng/người/ngày. Tuy nhiên, với những thương lái buôn ở chợ, tiền lãi bán tượng Táo quân có thể mua được chiếc xe máy tay ga đắt tiền. (Ảnh: T.H)