Chùa Bà Đanh còn có tên gọi khác là Bảo Sơn Tự. Tọa lạc ở thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung.Lối vào chùa. Chùa Bà Đanh Hà Nam với hơn 300 năm vang danh lịch sử, nổi tiếng với câu “vắng như chùa Bà Đanh”.Chùa quay mặt ra hướng nam mạn sông Đáy. Phía ngoài cùng, giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Công trình này được tôn cao vượt hẳn lên năm bậc và hai đầu xây bít đốc. Tam quan có ba gian, hai tầng, trên nóc đắp một đôi rồng chầu vào giữa.Hai bên cổng chính là hai cổng nhỏ có tám mái, cửa phía trên lượng cong hình bán nguyệt. Ngày thường, khách ra vào lễ chủ yếu đi bằng cửa bên này, chỉ khi nào nhà chùa có đại lễ thì cửa chính ở giữa mới được mở. Chùa Bà Đanh là một hệ thống tổng thể bao gồm nhiều công trình với gần 40 gian nhà. Theo người dân địa phương cho biết thì ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ VII với diện tích rất nhỏ, đến thời vua Lê Thánh Tông thì chùa được cải biến rộng rãi như hiện tại.Các công trình chùa mang đậm kiểu dáng kiến trúc nghệ thuật Bắc bộ, dân gian đặc sắc, toát lên vẻ hoài cổ.Nhà Trung đường có 5 gian liền kề với Bái đường được bít 2 đầu và lợp ngói lam. Chùa thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng Tứ Phủ bao gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.Từng lớp ngói, viên gạch và kiến trúc trang trí ở chùa đều toát lên vẻ cổ kính, trang nghiêm và đầy thanh tịnh của một nơi thờ tự linh thiêng với bề dày lịch sử hàng trăm năm.Phía mặt sau cổng tam quan là đôi rồng đá và đôi hổ đá được bố trí dọc theo hai bên bậc lên xuống, theo thế đối xứng, chầu vào nhà Bái đường. Những thiết kế tại chùa được nghệ nhân xưa đều đắp nổi hình tứ linh: long, ly, quy, phượng theo thế đối xứng, cầu kỳ, uyển chuyển.Tương tự, đôi hổ đá ngồi chếch 45 độ phía sau, được chạm trổ đơn giản, hiền lành, không dữ tợn như tượng ngũ hổ các nơi thờ khác. Đây là những di vật thuộc loại quý hiếm đầy chất dân gian rất cần được bảo vệ.Không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình, chùa Bà Đanh Hà Nam còn là “căn cứ địa” trong kháng chiến. Từ năm 1946 đến 1950, nơi đây là địa điểm tập luyện của du kích, nơi bộ đội đóng quân và là đầu mối giao thông quan trọng giúp cuộc kháng chiến giành thắng lợi.Có nhiều cách lý giải về sự ra đời của câu nói “vắng như chùa Bà Đanh”, người xưa thường kể lại rằng, Bà Đanh là ngôi chùa rất linh thiêng, khách qua đường nếu dám cười cợt hay có bất kỳ hành động, câu nói bất kính đều sẽ bị trừng phạt nặng nề. Vì vậy, nhiều người lo sợ không giữ được lời ăn tiếng nói sẽ bị quở trách nên không dám đến gần chùa. Nhưng cũng có cách lý giải khác, là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư và có thú dữ nên mọi người ngại hành hương qua đây.Trải qua hàng trăm năm, cùng với sự phát triển của du lịch, chùa Bà Đanh hiện cũng không còn quá vắng vẻ, hiu quạnh như trước. Ngày càng có thêm nhiều du khách thập phương tìm đến chùa Bà Đanh để tham quan và tận hưởng sự thanh bình, tĩnh mịch hiếm khó ở một ngôi cổ tự linh thiêng. Tên gọi Bà Đanh được cho là xuất phát từ truyền thuyết địa phương, chùa thờ nữ thần thiên nhiên giúp mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu nên người dân gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, sau gọi tắt là chùa Bà Đanh.Năm 1994 chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa Bà Đanh.>>> Mời độc giả xem thêm video Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc (Nguồn: THĐT)
Chùa Bà Đanh còn có tên gọi khác là Bảo Sơn Tự. Tọa lạc ở thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung.
Lối vào chùa. Chùa Bà Đanh Hà Nam với hơn 300 năm vang danh lịch sử, nổi tiếng với câu “vắng như chùa Bà Đanh”.
Chùa quay mặt ra hướng nam mạn sông Đáy. Phía ngoài cùng, giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Công trình này được tôn cao vượt hẳn lên năm bậc và hai đầu xây bít đốc. Tam quan có ba gian, hai tầng, trên nóc đắp một đôi rồng chầu vào giữa.
Hai bên cổng chính là hai cổng nhỏ có tám mái, cửa phía trên lượng cong hình bán nguyệt. Ngày thường, khách ra vào lễ chủ yếu đi bằng cửa bên này, chỉ khi nào nhà chùa có đại lễ thì cửa chính ở giữa mới được mở.
Chùa Bà Đanh là một hệ thống tổng thể bao gồm nhiều công trình với gần 40 gian nhà. Theo người dân địa phương cho biết thì ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ VII với diện tích rất nhỏ, đến thời vua Lê Thánh Tông thì chùa được cải biến rộng rãi như hiện tại.
Các công trình chùa mang đậm kiểu dáng kiến trúc nghệ thuật Bắc bộ, dân gian đặc sắc, toát lên vẻ hoài cổ.
Nhà Trung đường có 5 gian liền kề với Bái đường được bít 2 đầu và lợp ngói lam. Chùa thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng Tứ Phủ bao gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.
Từng lớp ngói, viên gạch và kiến trúc trang trí ở chùa đều toát lên vẻ cổ kính, trang nghiêm và đầy thanh tịnh của một nơi thờ tự linh thiêng với bề dày lịch sử hàng trăm năm.
Phía mặt sau cổng tam quan là đôi rồng đá và đôi hổ đá được bố trí dọc theo hai bên bậc lên xuống, theo thế đối xứng, chầu vào nhà Bái đường. Những thiết kế tại chùa được nghệ nhân xưa đều đắp nổi hình tứ linh: long, ly, quy, phượng theo thế đối xứng, cầu kỳ, uyển chuyển.
Tương tự, đôi hổ đá ngồi chếch 45 độ phía sau, được chạm trổ đơn giản, hiền lành, không dữ tợn như tượng ngũ hổ các nơi thờ khác. Đây là những di vật thuộc loại quý hiếm đầy chất dân gian rất cần được bảo vệ.
Không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình, chùa Bà Đanh Hà Nam còn là “căn cứ địa” trong kháng chiến. Từ năm 1946 đến 1950, nơi đây là địa điểm tập luyện của du kích, nơi bộ đội đóng quân và là đầu mối giao thông quan trọng giúp cuộc kháng chiến giành thắng lợi.
Có nhiều cách lý giải về sự ra đời của câu nói “vắng như chùa Bà Đanh”, người xưa thường kể lại rằng, Bà Đanh là ngôi chùa rất linh thiêng, khách qua đường nếu dám cười cợt hay có bất kỳ hành động, câu nói bất kính đều sẽ bị trừng phạt nặng nề. Vì vậy, nhiều người lo sợ không giữ được lời ăn tiếng nói sẽ bị quở trách nên không dám đến gần chùa. Nhưng cũng có cách lý giải khác, là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư và có thú dữ nên mọi người ngại hành hương qua đây.
Trải qua hàng trăm năm, cùng với sự phát triển của du lịch, chùa Bà Đanh hiện cũng không còn quá vắng vẻ, hiu quạnh như trước. Ngày càng có thêm nhiều du khách thập phương tìm đến chùa Bà Đanh để tham quan và tận hưởng sự thanh bình, tĩnh mịch hiếm khó ở một ngôi cổ tự linh thiêng.
Tên gọi Bà Đanh được cho là xuất phát từ truyền thuyết địa phương, chùa thờ nữ thần thiên nhiên giúp mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu nên người dân gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, sau gọi tắt là chùa Bà Đanh.
Năm 1994 chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa Bà Đanh.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc (Nguồn: THĐT)