Chùa Bà Đanh còn được gọi là Bảo Sơn tự, nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.Từ ngã ba Hồng Phú của thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam), men theo QL 21 khoảng chục 10 là có thể nhìn thấy đỉnh núi hình đầu rồng, dưới chân núi có ngôi chùa cổ mà dân gian vẫn quen thuộc gọi là Chùa Bà Đanh.Chùa Bà Đanh nổi tiếng không phải vì đông khách hành hương hay khách thăm quan du lịch mà di tích này được biết đến bởi câu ví von “Vắng như chùa Bà Đanh”.Tại chùa Bà Đanh, du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng một số công trình ấn tượng như Nhà Thượng đường, Nhà Trung đường, Nhà Thượng điện… Người dân địa phương cho biết chùa Bà Đanh là địa danh có tuổi thọ lâu đời và trải qua nhiều lần tu sửa.Theo truyền thuyết địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.Cũng như các ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ Phật, song ở chùa Bà Đanh ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng của Thái Thượng Lão Quân, tượng Nam Tào, Bắc Đẩu và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Phong là Thần mây, Thần mưa, Thần sấm, Thần sét) - một tín ngưỡng thờ thiên nhiên rất gần gũi với đời sống nông nghiệp Việt Nam. Chùa Bà Đanh nằm trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp, gắn liền với những câu chuyện mang màu sắc huyền thoại, với cuộc sống lao động của nhân dân.Huyền tích trên khiến ngôi chùa có vị trí quan trọng trong tín ngưỡng của bà con, đem lại vẻ thư thái thanh tịnh cho du khách thập phương.Năm 1994, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận chùa Bà Đanh trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia. Nếu ngày trước, nơi đây nổi tiếng với cảnh vắng vẻ, đìu hiu thì giờ đây câu nói ấy được sửa thành “Ngày xưa vắng ngắt vắng ngơ/ Bây giờ tấp nập như chùa Bà Đanh". Chùa Bà Đanh có cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, thanh u, cô tịch và linh thiêng nổi tiếng. Chùa có vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm vào loại hiếm có của tỉnh Hà Nam.Người dân địa phương cho biết chùa Bà Đanh là địa danh có tuổi thọ lâu đời và trải qua nhiều lần tu sửa. Những công trình còn tồn tại cho đến ngày nay đều có tuổi thọ từ thế kỉ XIX trở lại đây.Đã thành lệ bao đời, Lễ hội Chùa Bà Đanh được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm, nhằm tôn vinh, cảm tạ ân đức của các vị thần phù trợ cho việc sản xuất nông nghiệp tốt tươi, và cuộc sống no đủ của nhân dân... >>> Xem thêm video: Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc. Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.
Chùa Bà Đanh còn được gọi là Bảo Sơn tự, nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Từ ngã ba Hồng Phú của thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam), men theo QL 21 khoảng chục 10 là có thể nhìn thấy đỉnh núi hình đầu rồng, dưới chân núi có ngôi chùa cổ mà dân gian vẫn quen thuộc gọi là Chùa Bà Đanh.
Chùa Bà Đanh nổi tiếng không phải vì đông khách hành hương hay khách thăm quan du lịch mà di tích này được biết đến bởi câu ví von “Vắng như chùa Bà Đanh”.
Tại chùa Bà Đanh, du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng một số công trình ấn tượng như Nhà Thượng đường, Nhà Trung đường, Nhà Thượng điện… Người dân địa phương cho biết chùa Bà Đanh là địa danh có tuổi thọ lâu đời và trải qua nhiều lần tu sửa.
Theo truyền thuyết địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.
Cũng như các ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ Phật, song ở chùa Bà Đanh ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng của Thái Thượng Lão Quân, tượng Nam Tào, Bắc Đẩu và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Phong là Thần mây, Thần mưa, Thần sấm, Thần sét) - một tín ngưỡng thờ thiên nhiên rất gần gũi với đời sống nông nghiệp Việt Nam.
Chùa Bà Đanh nằm trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp, gắn liền với những câu chuyện mang màu sắc huyền thoại, với cuộc sống lao động của nhân dân.
Huyền tích trên khiến ngôi chùa có vị trí quan trọng trong tín ngưỡng của bà con, đem lại vẻ thư thái thanh tịnh cho du khách thập phương.
Năm 1994, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận chùa Bà Đanh trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia. Nếu ngày trước, nơi đây nổi tiếng với cảnh vắng vẻ, đìu hiu thì giờ đây câu nói ấy được sửa thành “Ngày xưa vắng ngắt vắng ngơ/ Bây giờ tấp nập như chùa Bà Đanh".
Chùa Bà Đanh có cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, thanh u, cô tịch và linh thiêng nổi tiếng. Chùa có vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm vào loại hiếm có của tỉnh Hà Nam.
Người dân địa phương cho biết chùa Bà Đanh là địa danh có tuổi thọ lâu đời và trải qua nhiều lần tu sửa. Những công trình còn tồn tại cho đến ngày nay đều có tuổi thọ từ thế kỉ XIX trở lại đây.
Đã thành lệ bao đời, Lễ hội Chùa Bà Đanh được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm, nhằm tôn vinh, cảm tạ ân đức của các vị thần phù trợ cho việc sản xuất nông nghiệp tốt tươi, và cuộc sống no đủ của nhân dân...
>>> Xem thêm video: Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc. Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.