Chùa Tam Chúc ( thị trấn Ba Sao - huyện Kim Bảng) là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngôi chùa nằm trong khu du lịch quốc gia Tam Chúc, với một quần thể rộng lớn bao gồm nhiều chùa, tượng phật lớn, vườn Cột Kinh với lối kiến trúc độc đáo, ấn tượng. Chùa nổi tiếng có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng với những dãy núi đá vôi trùng điệp, những cánh rừng tự nhiên bạt ngàn cùng không khí mát mẻ, trong lành, hứa hẹn mang tới cho du khách những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời khi ghé thăm. (Ảnh: Báo Người lao động) Chùa Bà Đanh (thôn Đanh - xã Ngọc Sơn - huyện Kim Bảng) là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10 ha, nằm liền kề với con sông Đáy thơ mộng. Khi mới được xây dựng, ngôi chùa này ở khá xa khu dân cư, cây cối mọc um tùm, rất ít người qua lại. Mỗi khi cần lên chùa, người dân ở đây đều phải cầm theo một ngọn đuốc, gõ cồng chiêng thật lớn để thú dữ không tới gần. Vì vậy mới có câu "vắng như chùa bà Đanh". Khuôn viên chùa gồm 40 gian, từ cổng tam quan, hành lang, nhà bái đường đến thượng điện đều được xây theo một quy chuẩn và trục nhất định với lối kiến trúc, chạm khắc vô cùng độc đáo. Chùa Phật Quang (thôn Dư Nhân - huyện Thanh Liêm) là một trong những công trình tâm linh đẹp và ấn tượng nhất tại Hà Nam. Khuôn viên chùa có diện tích khoảng hơn 13 ha, từ lối đi, đến những nét khắc trên đá, hay toàn bộ cảnh sắc thiên nhiên trong chùa đều được vị trụ trì Đại đức Thích Thiên Ân chăm sóc một cách rất tỉ mỉ. Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự (Thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm). Ngôi chùa nằm ẩn mình trong rừng núi với vẻ đẹp hoang sơ, thanh tịnh. Chùa mới được xây dựng lại nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp dung dị, yên bình vốn có. Vẻ đẹp của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự có thể ngắm nhìn từ nhiều phía với những vẻ đẹp rất riêng. (Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam) Chùa Tiên (Núi Đụn, thôn Đồi Ngang, xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm) không chỉ cất giữ những ngọc phả, sắc phong quý, chùa còn có nghi thức rước mẫu, lễ cầu quốc thái dân an trong mùa lễ hội từ mùng 1 đến mùng 3 âm lịch. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ thu hút đông đảo sự tham gia của các phật tử và du khách thập phương. (Ảnh: Hà Nội Mới) Chùa Đặng Xá (thôn Đặng Xá, xã Văn Xá, huyện Kim Bảng) thờ Đại Thánh Vân Phật – một trong Tứ Pháp. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm và được tôn tạo nhiều lần, nhưng chùa vẫn giữ được cốt cách ngôi chùa cổ kính. Tượng phật bằng đồng của chùa nặng 9 tấn, là bức tượng phật đồ sộ nhất tại Việt Nam. Chùa thờ 4 vị Phật, đồng thời là 4 vị Thần nông nghiệp đặc trưng cho nền văn minh lúa nước của nước ta. Chùa Tam Giáo (huyện Kim Bảng) còn được biết đến với tên gọi chùa Ông. Ngôi chùa đồ sộ này ngự dưới chân núi, đón được nguồn nước tinh khiết từ sâu trong lòng núi chảy ra. Đây là nơi bắt nguồn của chuyện cổ tích Trầu Cau, có địa danh suối Cau và chợ Trầu. Quần thể Bát Cảnh Sơn với vẻ đẹp bất tận và những câu chuyện thần kỳ hứa hẹn trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh xứng tầm. Chùa Bầu (đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý) có diện tích mặt nước rộng lớn. Hồ nước liên kết với sông Đáy tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp và tô điểm thêm cho bức tranh thanh bình, tĩnh tại của chùa Bầu. Chùa Bầu hơn 1000 năm tuổi là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhiều thế hệ. (Ảnh: VOV) Chùa Long Đọi (xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên) nằm trên thế đất Cửu Long với hình dáng như một con rồng lớn. Đầu núi Đọi nhô lên tạo thế đầu rồng đang hướng về phía thành Thăng Long. Trên đỉnh núi Đọi, du khách sẽ có cơ ngội ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ với dáng hình của 9 con đường và dòng sống uốn lượn như 9 con rồng lớn. Vẻ đẹp phong rêu cổ kính và vô cùng tĩnh tại chắc chắn sẽ làm lòng người được thư thái, thanh tịnh hơn. Chùa Trinh Tiết (xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm) còn gọi là Phật Tích tự, nằm trông ra dòng sống Đáy, được xây dựng dưới thời Lê Trung Hưng. Chùa có phong cảnh tuyệt trần, được ví như bức tranh thủy mặc ngoạn mục. Bên phải chùa có ngôi miếu thờ “Thập Bát Long thần Chân tể” – một vị thần nhân dân ta tôn xưng là Đức ông. >>> Xem thêm video: Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc. Nguồn: ĐTHĐT.
Chùa Tam Chúc ( thị trấn Ba Sao - huyện Kim Bảng) là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngôi chùa nằm trong khu du lịch quốc gia Tam Chúc, với một quần thể rộng lớn bao gồm nhiều chùa, tượng phật lớn, vườn Cột Kinh với lối kiến trúc độc đáo, ấn tượng. Chùa nổi tiếng có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng với những dãy núi đá vôi trùng điệp, những cánh rừng tự nhiên bạt ngàn cùng không khí mát mẻ, trong lành, hứa hẹn mang tới cho du khách những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời khi ghé thăm. (Ảnh: Báo Người lao động)
Chùa Bà Đanh (thôn Đanh - xã Ngọc Sơn - huyện Kim Bảng) là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10 ha, nằm liền kề với con sông Đáy thơ mộng. Khi mới được xây dựng, ngôi chùa này ở khá xa khu dân cư, cây cối mọc um tùm, rất ít người qua lại. Mỗi khi cần lên chùa, người dân ở đây đều phải cầm theo một ngọn đuốc, gõ cồng chiêng thật lớn để thú dữ không tới gần. Vì vậy mới có câu "vắng như chùa bà Đanh". Khuôn viên chùa gồm 40 gian, từ cổng tam quan, hành lang, nhà bái đường đến thượng điện đều được xây theo một quy chuẩn và trục nhất định với lối kiến trúc, chạm khắc vô cùng độc đáo.
Chùa Phật Quang (thôn Dư Nhân - huyện Thanh Liêm) là một trong những công trình tâm linh đẹp và ấn tượng nhất tại Hà Nam. Khuôn viên chùa có diện tích khoảng hơn 13 ha, từ lối đi, đến những nét khắc trên đá, hay toàn bộ cảnh sắc thiên nhiên trong chùa đều được vị trụ trì Đại đức Thích Thiên Ân chăm sóc một cách rất tỉ mỉ.
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự (Thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm). Ngôi chùa nằm ẩn mình trong rừng núi với vẻ đẹp hoang sơ, thanh tịnh. Chùa mới được xây dựng lại nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp dung dị, yên bình vốn có. Vẻ đẹp của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự có thể ngắm nhìn từ nhiều phía với những vẻ đẹp rất riêng. (Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam)
Chùa Tiên (Núi Đụn, thôn Đồi Ngang, xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm) không chỉ cất giữ những ngọc phả, sắc phong quý, chùa còn có nghi thức rước mẫu, lễ cầu quốc thái dân an trong mùa lễ hội từ mùng 1 đến mùng 3 âm lịch. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ thu hút đông đảo sự tham gia của các phật tử và du khách thập phương. (Ảnh: Hà Nội Mới)
Chùa Đặng Xá (thôn Đặng Xá, xã Văn Xá, huyện Kim Bảng) thờ Đại Thánh Vân Phật – một trong Tứ Pháp. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm và được tôn tạo nhiều lần, nhưng chùa vẫn giữ được cốt cách ngôi chùa cổ kính. Tượng phật bằng đồng của chùa nặng 9 tấn, là bức tượng phật đồ sộ nhất tại Việt Nam. Chùa thờ 4 vị Phật, đồng thời là 4 vị Thần nông nghiệp đặc trưng cho nền văn minh lúa nước của nước ta.
Chùa Tam Giáo (huyện Kim Bảng) còn được biết đến với tên gọi chùa Ông. Ngôi chùa đồ sộ này ngự dưới chân núi, đón được nguồn nước tinh khiết từ sâu trong lòng núi chảy ra. Đây là nơi bắt nguồn của chuyện cổ tích Trầu Cau, có địa danh suối Cau và chợ Trầu. Quần thể Bát Cảnh Sơn với vẻ đẹp bất tận và những câu chuyện thần kỳ hứa hẹn trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh xứng tầm.
Chùa Bầu (đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý) có diện tích mặt nước rộng lớn. Hồ nước liên kết với sông Đáy tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp và tô điểm thêm cho bức tranh thanh bình, tĩnh tại của chùa Bầu. Chùa Bầu hơn 1000 năm tuổi là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhiều thế hệ. (Ảnh: VOV)
Chùa Long Đọi (xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên) nằm trên thế đất Cửu Long với hình dáng như một con rồng lớn. Đầu núi Đọi nhô lên tạo thế đầu rồng đang hướng về phía thành Thăng Long. Trên đỉnh núi Đọi, du khách sẽ có cơ ngội ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ với dáng hình của 9 con đường và dòng sống uốn lượn như 9 con rồng lớn. Vẻ đẹp phong rêu cổ kính và vô cùng tĩnh tại chắc chắn sẽ làm lòng người được thư thái, thanh tịnh hơn.
Chùa Trinh Tiết (xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm) còn gọi là Phật Tích tự, nằm trông ra dòng sống Đáy, được xây dựng dưới thời Lê Trung Hưng. Chùa có phong cảnh tuyệt trần, được ví như bức tranh thủy mặc ngoạn mục. Bên phải chùa có ngôi miếu thờ “Thập Bát Long thần Chân tể” – một vị thần nhân dân ta tôn xưng là Đức ông.
>>> Xem thêm video: Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc. Nguồn: ĐTHĐT.