Sáng 25/10, trời mưa nhỏ, anh Nguyễn Văn Hướng dùng ván gỗ gia cố mái tôn căn nhà cho em gái mình là chị Nguyễn Thị Hương (33 tuổi), ngụ xóm 4, thôn An Xá. Sau trận lũ lịch sử, nhà chị Hương hư hỏng nặng. Vách bị đổ, mọi thứ trở nên hỗn độn. Căn nhà này mới được xây đầu năm 2019, cũng là tài sản lớn nhất của gia đình chị Hương. Khi được hỏi đã chuẩn bị gì cho cơn bão số 8 sắp đến gần, chị Hương vừa khóc vừa nói: “Sống sót là may mắn lắm rồi. Nhà tôi chẳng còn gì mà chằng chống nữa. Ở nhà này sập lúc nào không hay. Tôi phải sang nhà hàng xóm lánh tạm qua trận bão sắp tới”.Chị Hương kể ngày lũ lên đỉnh, vợ chồng chị và 3 con mắc kẹt trong căn nhà khi mực nước ngày càng lên cao. Ngồi trên chiếc giường chênh vênh, được kê cao lên để tránh nước, chị vô cùng sợ hãi. Nhìn 3 đứa con 20 tháng tuổi, 3,5 tháng tuổi và 5 tuổi, lòng chị nóng như lửa đốt. Một người hàng xóm sống gần đó nhận được cuộc gọi cầu cứu của chị và đến cứu cả gia đình đến nơi cao hơn.Không riêng gia đình chị Hương, nhiều gia đình khác ở thôn An Xá hư hỏng nặng sau lũ. Thiệt hại chủ yếu là đổ vách tường, cổng rào, mái ngói. Nhiều người dân lo lắng nếu bão số 8 đổ bộ, sau đó là bão số 9, ngôi nhà của họ sẽ hư hỏng thêm, thậm chí đổ sập.Anh Võ Văn Cường (33 tuổi) chỉnh lại một phần mái ngói. Anh Cường cho biết, không riêng gì anh, nhiều hộ dân khác trong thôn cũng khẩn trương khắc phục phần nào thiệt hại nhà cửa trước khi cơn bão số 8 đổ bộ. "Chúng tôi phải khẩn trương làm việc này, để mọi người có nơi tránh trú khi mưa bão đến", anh Cường chia sẻ.Bà Lê Thị Thương (78 tuổi), ngụ thôn An Xá, cố phơi khô ít quần áo ướt sau lũ. Bà nói nếu quần áo không kịp khô trước khi bão về, mọi người trong nhà sẽ dễ bị nhiễm lạnh, sinh bệnh tật. Bà kể suốt mấy chục năm ở Quảng Bình, bà chưa từng thấy trận lũ nào lớn đến vậy. Bà Thương cho biết bà và các con rất lo lắng nếu bão số 8 đổ bộ, lại gây mưa và gió lớn, căn nhà sẽ khó trụ vững.Bà Võ Thị Nép (xóm 2, thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy) đến nhà văn hóa xóm từ rất sớm để nhận áo phao và thực phẩm cứu trợ. Sau khi nhận đồ, bà khẩn trương về nhà để cùng cả nhà chuẩn bị chống cơn bão sắp đến.Chị Lành cùng nhiều người dân tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy đến nhà văn hoá thôn để nhận lương thực thực phẩm. "Tích trữ đồ dùng cũng là cách chúng tôi ứng phó trước bão số 8", chị Lành nói.Ông Dương Công Nhân, Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy, cho biết trận lũ lịch sử vừa qua, 74 căn nhà trong xã đã bị sập một phần. Thôn An Xá, xã Lộc Thủy nằm ở vùng hạ lưu sông Kiến Giang, là một trong những khu vực thấp nhất huyện, xung quanh đều là cánh đồng. Do đó, khi lũ về, nơi này ngập sâu và thường xuyên bị sóng đánh mạnh khiến nhiều ngôi nhà thiệt hại nặng nề. "Nếu bão số 8 đổ bộ, mưa gió lớn thì rất có thể nhiều căn nhà của người dân lại hư hỏng", ông Nhân nhận định.
Sáng 25/10, trời mưa nhỏ, anh Nguyễn Văn Hướng dùng ván gỗ gia cố mái tôn căn nhà cho em gái mình là chị Nguyễn Thị Hương (33 tuổi), ngụ xóm 4, thôn An Xá.
Sau trận lũ lịch sử, nhà chị Hương hư hỏng nặng. Vách bị đổ, mọi thứ trở nên hỗn độn. Căn nhà này mới được xây đầu năm 2019, cũng là tài sản lớn nhất của gia đình chị Hương. Khi được hỏi đã chuẩn bị gì cho cơn bão số 8 sắp đến gần, chị Hương vừa khóc vừa nói: “Sống sót là may mắn lắm rồi. Nhà tôi chẳng còn gì mà chằng chống nữa. Ở nhà này sập lúc nào không hay. Tôi phải sang nhà hàng xóm lánh tạm qua trận bão sắp tới”.
Chị Hương kể ngày lũ lên đỉnh, vợ chồng chị và 3 con mắc kẹt trong căn nhà khi mực nước ngày càng lên cao. Ngồi trên chiếc giường chênh vênh, được kê cao lên để tránh nước, chị vô cùng sợ hãi. Nhìn 3 đứa con 20 tháng tuổi, 3,5 tháng tuổi và 5 tuổi, lòng chị nóng như lửa đốt. Một người hàng xóm sống gần đó nhận được cuộc gọi cầu cứu của chị và đến cứu cả gia đình đến nơi cao hơn.
Không riêng gia đình chị Hương, nhiều gia đình khác ở thôn An Xá hư hỏng nặng sau lũ. Thiệt hại chủ yếu là đổ vách tường, cổng rào, mái ngói. Nhiều người dân lo lắng nếu bão số 8 đổ bộ, sau đó là bão số 9, ngôi nhà của họ sẽ hư hỏng thêm, thậm chí đổ sập.
Anh Võ Văn Cường (33 tuổi) chỉnh lại một phần mái ngói. Anh Cường cho biết, không riêng gì anh, nhiều hộ dân khác trong thôn cũng khẩn trương khắc phục phần nào thiệt hại nhà cửa trước khi cơn bão số 8 đổ bộ. "Chúng tôi phải khẩn trương làm việc này, để mọi người có nơi tránh trú khi mưa bão đến", anh Cường chia sẻ.
Bà Lê Thị Thương (78 tuổi), ngụ thôn An Xá, cố phơi khô ít quần áo ướt sau lũ. Bà nói nếu quần áo không kịp khô trước khi bão về, mọi người trong nhà sẽ dễ bị nhiễm lạnh, sinh bệnh tật. Bà kể suốt mấy chục năm ở Quảng Bình, bà chưa từng thấy trận lũ nào lớn đến vậy. Bà Thương cho biết bà và các con rất lo lắng nếu bão số 8 đổ bộ, lại gây mưa và gió lớn, căn nhà sẽ khó trụ vững.
Bà Võ Thị Nép (xóm 2, thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy) đến nhà văn hóa xóm từ rất sớm để nhận áo phao và thực phẩm cứu trợ. Sau khi nhận đồ, bà khẩn trương về nhà để cùng cả nhà chuẩn bị chống cơn bão sắp đến.
Chị Lành cùng nhiều người dân tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy đến nhà văn hoá thôn để nhận lương thực thực phẩm. "Tích trữ đồ dùng cũng là cách chúng tôi ứng phó trước bão số 8", chị Lành nói.
Ông Dương Công Nhân, Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy, cho biết trận lũ lịch sử vừa qua, 74 căn nhà trong xã đã bị sập một phần. Thôn An Xá, xã Lộc Thủy nằm ở vùng hạ lưu sông Kiến Giang, là một trong những khu vực thấp nhất huyện, xung quanh đều là cánh đồng. Do đó, khi lũ về, nơi này ngập sâu và thường xuyên bị sóng đánh mạnh khiến nhiều ngôi nhà thiệt hại nặng nề. "Nếu bão số 8 đổ bộ, mưa gió lớn thì rất có thể nhiều căn nhà của người dân lại hư hỏng", ông Nhân nhận định.