Tôi không tin ông Linh “nựng” cháu bé, ông ta đang ngụy ngôn, chối tội

Google News

Tiến sĩ Hồ Xuân Mai nói, hành vi ôm một bé gái đã lớn phổng phao mà không phải con cháu mình để “nựng” và không có sự giám sát của phụ huynh thì khó tin.
 

Liên quan đến vụ nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Đà Nẵng – Nguyễn Hữu Linh đã ôm ấp bé gái trong thang máy tòa nhà Galaxy 9 (đường Nguyễn Khoái, phường 1, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh) rồi cho rằng thấy bé gái dễ thương nên “nựng” khiến dư luận bức xúc.
Nhiều ý kiến đã phản bác việc dùng lời khai “nựng” bé gái của ông Linh là không có căn cứ và thể hiện rõ của sự ngụy ngôn, quanh co, chối tội.
Toi khong tin ong Linh “nung” chau be, ong ta dang nguy ngon, choi toi
Tiến sĩ Hồ Xuân Mai (ảnh nhỏ) và hành vi "nựng" của ông Nguyễn Hữu Linh (ảnh lớn). (Ảnh: H.L) 

Trao đổi với Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, tiến sĩ Ngôn ngữ học Hồ Xuân Mai – Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ cắt nghĩa, từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Nựng” là “Âu yếm trẻ con bằng lời nói và cử chỉ như "mẹ nựng con” (do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003).
Theo đó, trong đời, bản thân mỗi người không ai không một lần nựng trẻ con. Cháu bé được “nựng” có thể là con của mình hoặc không.
Tiến sĩ Mai giải thích, khi thấy một đứa trẻ dễ thương, chúng ta sẽ “nói tránh” hay còn được hiểu là không nói khen một cách trực tiếp mà là gián tiếp.
Theo quan niệm dân gian, nói hay khen đúng từ dễ thương là…. kỵ.
Thế nên, nhiều người phải nói tránh đi là… bé thấy dễ ghét quá!
Đi kèm với lời nói, một số người còn có thói quen dùng tay bẹo má, xoa đầu hoặc thậm chí là ôm hôn.
Tiến sĩ Mai nhấn mạnh, hành vi này là hành vi có điều kiện và phải có phụ huynh hoặc người lớn của cháu bé đang ở bên cạnh.
Cho nên, việc dùng lời nói “…. bé thấy dễ ghét quá!” là không phải khen trực tiếp với đứa bé mà là nói và xin phép phụ huynh đi cùng đứa bé.
Tiến sĩ Hồ Xuân Mai lập luận, như vậy, từ “nựng” chỉ xuất hiện với những đứa trẻ thường dưới bốn tuổi và đặc biệt là lúc mới biết đi, bập bẹ nói.
Chỉ với những người thần kinh không bình thường mới dùng từ “nựng” để dành cho bé gái đã lớn phổng phao, mà có chăng đó là từ… âu yếm.
Tiến sĩ Mai dẫn lại trích đoạn của nhà văn Thạch Lam trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”.
Nhà văn Thạch Lam đã miêu tả người mẹ âu yếm ôm con vào lòng, xoa đầu mắng yêu “con tôi dám đem áo cho bạn mượn mà không sợ mẹ mắng ư!”.
“Nhà văn đã rất tinh ý khi dùng ngữ và nghĩa của từ trong tác phẩm văn học của mình mà không sử dụng từ… nựng”, tiến sĩ Mai phân tích.
Tiến sĩ Hồ Xuân Mai khẳng định, hành vi ôm một đứa bé không phải con cháu mình để “nựng” mà không có sự giám sát của phụ huynh thì khó tin và là hành động không bình thường.
Theo Hưng Long/Giáo dục Việt Nam

>> xem thêm

Bình luận(0)