Thông báo cấm 2 xe: VEC E troll dư luận không om sòm doanh thu BOT

Google News

(Kiến Thức) - Trong khi dư luận đang bất bình, muốn làm rõ các trạm BOT báo cáo doanh thu thấp hơn thực tế nhiều lần thì VEC lại phát đi thông báo “cấm” 2 xe ô tô. Nhưng bình tĩnh nhìn lại, phải chăng VEC đang đánh lạc hướng dư luận?

Những ngày qua, trên khắp các mặt báo tràn lan thông tin về việc Công ty CP Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC E) phát đi thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn với 2 ôtô mang biển kiểm soát TP.HCM trên tất cả các tuyến cao tốc do Tổng Công ty đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý. Từ chối phục vụ hay cũng có thể hiểu là 2 chiếc xe này bị “cấm” đi trên các tuyến đường do VEC quản lý.
Thong bao cam 2 xe: VEC E troll du luan khong om som doanh thu BOT
Dư luận đang muốn làm rõ, doanh thu thực tế 1 ngày của BOT là bao nhiêu? 
Ngay lập tức, các diễn đàn trên mạng xã hội, từ khóa “VEC cấm 2 ô tô” trở thành chủ đề tranh luận gay gắt. Đương nhiên, báo điện tử, báo giấy, truyền hình… cũng không ngoại lệ. Chỉ cần lướt qua trang chủ của các báo, những bài viết với title có từ khóa trên phủ kín những vị trí “hot” của tờ báo.
Sự quan tâm này cũng có thể hiểu, bởi việc VEC hay VEC E “cấm” 2 chiếc xe là hoàn toàn “vô pháp”. Nói suồng sã thì đây là việc làm ngồi lên pháp luật. Bởi, VEC không có thẩm quyền để cấm phương tiện được đi hay không được đi trên tuyến đường nào. Dù đó có là tuyến đường do VEC đang quản lý.
Nhiều người chửi bới, thậm chí mạt sát, chê bai lãnh đạo VEC “dốt như bò”… thậm chí còn có những bình luận cay nghiệt hơn như thế ở trên các diễn đàn mạng. Tuy nhiên, bình tĩnh nhìn lại sự việc, chắc hẳn nhiều người nhận thấy không phải VEC “dốt như bò” mà rất có thể đám đông dư luận đang bị VEC dắt mũi.
VEC và dàn lãnh đạo là những người đang quản lý khối tài sản chỉ tính riêng tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành – Dầu Giây đã thu về 1 ngày trung bình hơn 3 tỷ đồng, cả năm 2018 là 1.100 tỷ (theo báo cáo tài chính 2018 mà VEC công bố - PV) thì họ không thể là bò được mà phải là những bộ óc siêu phàm.
Ở sự việc vừa qua, đám đông dư luận đang vô cùng bất bình và quyết truy tới cùng việc thực sự doanh thu 1 ngày của các trạm BOT do VEC quản lý là bao nhiêu?
Sở dĩ, dư luận muốn làm sáng tỏ vụ việc bởi sau khi 1 trạm BOT bị cướp, bà Nguyễn Thị Hoài Phương - Phó giám đốc VEC E đã thông tin rằng, số tiền bị cướp trong két sắt khoảng 2,22 tỷ đồng không phải là nguồn thu trong 1 ngày của trạm thu phí mà là tiền thu sau nhiều ngày dồn lại.
Tuy nhiên, soi lại báo cáo tài chính của VEC năm 2018 thì con số không phải 2,2 tỷ đồng của nhiều ngày gộp lại mà BOT Long Thành – Dầu Giây thu trung bình 3 tỷ đồng/1 ngày. Một sự chênh lệch quá khủng khiếp. Nó chứng minh điều bà Phương nói về doanh thu là không đúng sự thật nên khiến cho nhiều người đặt nghi vấn: con số thực tế mà các BOT của VEC thu về là bao nhiêu?
Chính ông Nguyễn Viết Tân - Giám đốc VEC E, sau đó đã phải lên tiếng cung cấp thông tin về doanh thu của tuyến BOT Long Thành như đúng báo cáo tài chính. Tuy nhiên, “một lần bất tín thì vạn lần bất tin”. Dư luận vẫn tiếp tục đặt dấu hỏi?
Những vấn đề liên quan đến VEC và những góc khuất, có lẽ không cần phải nêu quá nhiều nữa vì các tờ báo, các diễn đàn đã mổ xẻ không thiếu ngóc ngách nào. Cái thiếu ở đây là sự minh bạch và thông tin chính xác từ các đơn vị trong cuộc, từ Thanh tra, Kiểm toán và cơ quan chức năng. Từ các biện pháp quản lý nhà nước để tránh tình trạng thất thoát nguồn thu cho ngân sách.
Trở lại với câu chuyện truyền thông, đến đây hẳn người đọc có thể tự đánh giá được đám đông dư luận hay VEC - ai mới thực sự là bò?
Đức Thuận

>> xem thêm

Bình luận(0)