Thanh long đao, tương truyền của Thái tổ Mạc Đăng Dung, 1 cổ vật của dòng họ Phạm gốc Mạc ở Xuân Trường, tỉnh Nam Định, hiện được lưu thờ tại Nhà Chính điện của Khu tưởng niệm Vương triều Mạc (xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng).
Theo gia phả họ Phạm gốc Mạc ở Xuân Trường, tỉnh Nam Định, cuối năm 1592, nhà Mạc thất thủ ở Thăng Long, quân Trịnh Tùng tấn công tàn phá Dương Kinh, thân vương Mạc Đăng Thận (cháu 4 đời của Thái tổ Mạc Đăng Dung), là người coi giữ Sơn Lăng, Cổ Trai đã cải trang, mang 500 quân ra trấn giữ Đồ Sơn, sau xuống thuyền lánh nạn, đến đất Kiên Lao, huyện Giao Thuỷ, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam Hạ định cư.
Trải qua 4 đời ở Kiên Lao, dòng họ Phạm gốc Mạc phân chi. Long đao được 1 chi dòng họ Phạm (gốc Mạc) khi về thôn Ngọc Tỉnh, Xuân Trường, Nam Định mang theo và lưu giữ trong từ đường như bảo vật dòng họ. Đến triều Nguyễn (đầu thế kỷ 19), Long đao bị thất lạc.
Năm 1938 dòng họ trùng tu từ đường, đào hồ bán nguyệt, đã tìm thấy long đao sau hơn 90 năm nằm sâu trong lòng đất. Khi đưa lên, Long đao bị gỉ sét ăn mòn nhiều chỗ ở lưỡi và cán đao. Dòng họ rước về từ đường phụng thờ như xưa.
Nhân dịp tưởng niệm 469 năm ngày Mạc Thái tổ băng hà, Long đao được rước ra bảo quản, trưng bày và lưu thờ tại Khu tưởng niệm các Vua nhà Mạc, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng. Ngày 15/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định công nhận Long đao trong danh sách các Bảo vật quốc gia cần được bảo tồn, bảo vệ đặc biệt.
Long đao làm bằng kim loại, với hai thành phần chủ yếu là: Lưỡi đao và cán (chuôi) đao bằng sắt, khâu đao bằng đồng. Tổng chiều dài là 240cm. Trong đó: cán đao dài 148cm; Khâu đao gồm: họng bằng hợp kim đồng dài 16,5cm, chuôi cán dài 12cm; lưỡi đao bằng sắt tính từ họng dài 96cm. Bản lưỡi đao rộng nhất: 8.5cm, sống đao dày nhất:1,3cm. Đường kính cán đao: 3,8 - 4cm.
Thanh long đao có trọng lượng12,8 kg. Ước tính của các chuyên gia Long đao khi nguyên bản có thể nặng tới trên 25kg.
Long đao có mũi nhọn, lưỡi có hình tựa bán nguyệt, cán dài. Khâu đao tạo tác hình linh vật Nhai Tí: đầu giống rồng, thân có vẩy, miệng há rộng làm bệ đỡ lưỡi đao, răng nanh nhô ra ngoài, có mũi sư tử, trán lạc đà, mắt tròn to, tai hình quạt, từ hốc mắt toả ra hai bên râu đơn, cong, cuộn đầu; phía dưới (cổ) đúc nổi 4 râu tựa đao mác, hai râu giữa đan vắt chéo nhau, các râu bên roãng lượn sóng nhẹ.
Linh vật này được tạo tác ở trên đao với ngụ ý làm tăng sát khí, thị uy làm tăng thêm sức mạnh, lòng can đảm trên chiến trường. Thân khâu đao khắc hoa văn tựa vân mây và vẩy rồng. Lưỡi đao và cán đao để trơn, không trang trí hoa văn.
Căn cứ phiếu trả kết quả xét nghiệm năm 2019 của Phòng Nghiên cứu thực nghiệm khảo cổ học thuộc Viện Khảo cổ học cho biết, kỹ thuật và vật liệu chế tạo thanh đao là loại hợp kim thuộc thế kỷ 16-17. Như vậy, dựa trên kết quả giám định của các chuyên gia thì long đao hiện đang lưu giữ tại Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng mang phong cách Mạc - Lê Trung Hưng (thế kỷ 16 - 17), với hình thức, trang trí tỉ mỉ, tinh tế, chưa từng xuất hiện trong các di tích và bảo tàng ở Việt Nam.
Hàng năm tại Khu tưởng niệm diễn ra rất nhiều hoạt động nhằm phát huy giá trị di tích, trong đó tiêu biểu có 02 Lễ hội chính đó là Lễ hội kỷ niệm ngày mất của Thái tổ Mạc Đăng Dung, diễn ra từ ngày 20 đến 22/8 âm lịch và Lễ hội Khai bút đầu xuân từ ngày mùng 6 – 8 Tết. Trong những ngày diễn ra lễ hội có rất nhiều hoạt động, tiêu biểu là màn biểu diễn võ thuật, múa đao, gắn liền với thân thế và sự nghiệp của Thái tổ Mạc Đăng Dung.
Trong những dịp lễ hội, du khách có thể chiêm bái Long đao. Trải cùng thịnh suy triều đại, thanh Long đao cổ vẫn còn khá nguyên vẹn, đặc biệt là thần thái uy dũng của một bảo vật vương triều.
>>> Mời độc giả xem thêm video Xuất hiện “khẩu thần công” tại Lễ hội “mặt nhọ” ở Lạng Sơn (Nguồn:Kienthucnet):
Thanh long đao, tương truyền của Thái tổ Mạc Đăng Dung, 1 cổ vật của dòng họ Phạm gốc Mạc ở Xuân Trường, tỉnh Nam Định, hiện được lưu thờ tại Nhà Chính điện của Khu tưởng niệm Vương triều Mạc (xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng).
Theo gia phả họ Phạm gốc Mạc ở Xuân Trường, tỉnh Nam Định, cuối năm 1592, nhà Mạc thất thủ ở Thăng Long, quân Trịnh Tùng tấn công tàn phá Dương Kinh, thân vương Mạc Đăng Thận (cháu 4 đời của Thái tổ Mạc Đăng Dung), là người coi giữ Sơn Lăng, Cổ Trai đã cải trang, mang 500 quân ra trấn giữ Đồ Sơn, sau xuống thuyền lánh nạn, đến đất Kiên Lao, huyện Giao Thuỷ, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam Hạ định cư.
Trải qua 4 đời ở Kiên Lao, dòng họ Phạm gốc Mạc phân chi. Long đao được 1 chi dòng họ Phạm (gốc Mạc) khi về thôn Ngọc Tỉnh, Xuân Trường, Nam Định mang theo và lưu giữ trong từ đường như bảo vật dòng họ. Đến triều Nguyễn (đầu thế kỷ 19), Long đao bị thất lạc.
Năm 1938 dòng họ trùng tu từ đường, đào hồ bán nguyệt, đã tìm thấy long đao sau hơn 90 năm nằm sâu trong lòng đất. Khi đưa lên, Long đao bị gỉ sét ăn mòn nhiều chỗ ở lưỡi và cán đao. Dòng họ rước về từ đường phụng thờ như xưa.
Nhân dịp tưởng niệm 469 năm ngày Mạc Thái tổ băng hà, Long đao được rước ra bảo quản, trưng bày và lưu thờ tại Khu tưởng niệm các Vua nhà Mạc, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng. Ngày 15/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định công nhận Long đao trong danh sách các Bảo vật quốc gia cần được bảo tồn, bảo vệ đặc biệt.
Long đao làm bằng kim loại, với hai thành phần chủ yếu là: Lưỡi đao và cán (chuôi) đao bằng sắt, khâu đao bằng đồng. Tổng chiều dài là 240cm. Trong đó: cán đao dài 148cm; Khâu đao gồm: họng bằng hợp kim đồng dài 16,5cm, chuôi cán dài 12cm; lưỡi đao bằng sắt tính từ họng dài 96cm. Bản lưỡi đao rộng nhất: 8.5cm, sống đao dày nhất:1,3cm. Đường kính cán đao: 3,8 - 4cm.
Thanh long đao có trọng lượng12,8 kg. Ước tính của các chuyên gia Long đao khi nguyên bản có thể nặng tới trên 25kg.
Long đao có mũi nhọn, lưỡi có hình tựa bán nguyệt, cán dài. Khâu đao tạo tác hình linh vật Nhai Tí: đầu giống rồng, thân có vẩy, miệng há rộng làm bệ đỡ lưỡi đao, răng nanh nhô ra ngoài, có mũi sư tử, trán lạc đà, mắt tròn to, tai hình quạt, từ hốc mắt toả ra hai bên râu đơn, cong, cuộn đầu; phía dưới (cổ) đúc nổi 4 râu tựa đao mác, hai râu giữa đan vắt chéo nhau, các râu bên roãng lượn sóng nhẹ.
Linh vật này được tạo tác ở trên đao với ngụ ý làm tăng sát khí, thị uy làm tăng thêm sức mạnh, lòng can đảm trên chiến trường. Thân khâu đao khắc hoa văn tựa vân mây và vẩy rồng. Lưỡi đao và cán đao để trơn, không trang trí hoa văn.
Căn cứ phiếu trả kết quả xét nghiệm năm 2019 của Phòng Nghiên cứu thực nghiệm khảo cổ học thuộc Viện Khảo cổ học cho biết, kỹ thuật và vật liệu chế tạo thanh đao là loại hợp kim thuộc thế kỷ 16-17. Như vậy, dựa trên kết quả giám định của các chuyên gia thì long đao hiện đang lưu giữ tại Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng mang phong cách Mạc - Lê Trung Hưng (thế kỷ 16 - 17), với hình thức, trang trí tỉ mỉ, tinh tế, chưa từng xuất hiện trong các di tích và bảo tàng ở Việt Nam.
Hàng năm tại Khu tưởng niệm diễn ra rất nhiều hoạt động nhằm phát huy giá trị di tích, trong đó tiêu biểu có 02 Lễ hội chính đó là Lễ hội kỷ niệm ngày mất của Thái tổ Mạc Đăng Dung, diễn ra từ ngày 20 đến 22/8 âm lịch và Lễ hội Khai bút đầu xuân từ ngày mùng 6 – 8 Tết. Trong những ngày diễn ra lễ hội có rất nhiều hoạt động, tiêu biểu là màn biểu diễn võ thuật, múa đao, gắn liền với thân thế và sự nghiệp của Thái tổ Mạc Đăng Dung.
Trong những dịp lễ hội, du khách có thể chiêm bái Long đao. Trải cùng thịnh suy triều đại, thanh Long đao cổ vẫn còn khá nguyên vẹn, đặc biệt là thần thái uy dũng của một bảo vật vương triều.
>>> Mời độc giả xem thêm video Xuất hiện “khẩu thần công” tại Lễ hội “mặt nhọ” ở Lạng Sơn (Nguồn:Kienthucnet):