Liên quan tới vụ tát nữ sinh, bắt quỳ gối ở trường, cơ quan chức năng xã Lương Trung, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) cho biết vừa yêu cầu làm rõ vụ một nữ sinh lớp 7 của Trường THCS Lương Trung bị bạo hành ở sân trường.
Ông Lê Bá Nghị - Hiệu trưởng Trường THCS Lương Trung (huyện Bá Thước) cho biết, vụ nữ sinh bị tát, bắt quỳ gối ở trường xảy ra vào đầu giờ chiều 13/9. Khi đó em C.T.Tr., học sinh lớp 7A, bị Bùi Văn Nội và em gái là B.T.Ph.Th. (học sinh lớp 7B) hành hung tại sân trường do xích mích, mâu thuẫn cá nhân.
|
Nữ sinh lớp 7 bị bắt quỳ xin lỗi tại sân Trường THCS Lương Trung, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) chiều 13/9.
|
Cũng liên quan đến vấn nạn bạo lực học đường trong đầu tháng 9/2021, do mâu thuẫn nên nữ sinh T.T.N.A (học sinh lớp 11B Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Hoa Lư đã xảy ra mâu thuẫn với nữ sinh N.T.H (lớp 12B, cùng trường) đã hẹn nhau ra khu vực đê sông để đánh nhau.
Đáng nói, nữ sinh T.T.N.A đã gọi thêm khoảng 30 bạn học và bạn cùng trang lứa, còn N.T H cũng gọi khoảng 20 bạn học đến để "nghênh chiến". Sự việc 2 nhóm nữ sinh hỗn chiến đã gây náo loạn địa phương, xôn xao dư luận. Trong vụ việc này có 1 nữ sinh bị thương, phải nhập viện điều trị.
|
Khoảng 50 nữ sinh tham gia hỗn chiến tại thôn Bãi Trữ, xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư.
|
Thực trạng bạo lực học đường là vấn nạn đã nhức nhối từ lâu, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy phân tích, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra vụ việc nhóm học sinh đánh nhau, trước đó đã từng xảy ra nhiều vụ việc tương tự, nguyên nhân của những vụ việc này xuất phát từ việc gia đình giáo dục con cái chưa được tốt dẫn tới việc học sinh có suy nghĩ lệch chuẩn với đạo đức, lối sống.
"Thêm nữa, ở độ tuổi các em học sinh đang trưởng thành nên thường có những cư xử chưa đúng mực, bộc phát, có những hành động khác thường, thích thể hiện anh hùng. Việc nhận thức về pháp luật của học sinh cũng chưa đầy đủ. Một phần khác nữa về dịch bệnh cũng liên quan tới tâm lý học sinh, những học sinh đi học nơi dịch chưa phát triển hoặc nơi vùng xanh thì các trường cũng phải cảnh giác về việc này tác động đến tâm lý chung dịch bệnh cũng ảnh hưởng tới các em. Nhà trường giáo dục giúp đỡ các em thay đổi, tình cảm hơn, chia sẻ hơn để không xảy ra sự việc đánh nhau giữa các học sinh" - Bà Túy nói.
|
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy
|
Bà Túy cho rằng, qua những vụ việc như này, cha mẹ các em học sinh cần phải dành nhiều thời gian hơn ở bên con, quan tâm đến con, nên tìm tiếng nói chung, cùng bồi dưỡng tình yêu thương và làm quen với môi trường của nhau. Phụ huynh cũng cần tỉ tê, tâm sự cùng các con và hãy để các con cùng được sống trong vòng tay yêu thương của một gia đình lớn. Như vậy, các con sẽ ít bị bối rối, bỡ ngỡ.
Bà nói: "Khi xảy ra những vụ học sinh đánh nhau, cha mẹ cũng cần bình tĩnh không đánh hoặc mắng các con quá thậm tệ mà hãy nên ngồi lại gần con nói chuyện, phân tích để các hiểu việc làm của bản thân là sai trái, không đúng với quy định pháp luật và bị xã hội lên án. Có như vậy, các con mới thay đổi về nhận thức, ý thức hơn về việc mình làm, có trách nhiệm với gia đình, xã hội."
>>>>> Xem thêm video: Điều tra vụ nhóm học sinh đánh nhau vì mâu thuẫn trên Facebook
Nguồn: Truyền Hình Đồng Nai.