Chiều 4/2, hàng trăm du khách đổ về Đền Trần (Nam Định) lễ bái cầu may nhân dịp năm mới. Tuần sau, lễ khai ấn Đền Trần sẽ được tổ chức tại đây.Kể từ nay đến ngày khai ấn, các đoàn thể, tổ chức từ nhiều địa phương sẽ lần lượt dâng hương, tế lễ tại Đền Trần.Chiều 4/2, đoàn tế lễ của phường Lộc Vượng, TP Nam Định, long trọng bái yết hàng giờ tại sân gian Thiên Trường.Đền Trần hiện nay được người dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695), tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5 gian, dài 13 m. Tại đây có đặt ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần. Sau tiền đường là trung đường, nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần. Tuy nhiên, ở đó không có tượng thờ mà chỉ có bài vị.Hàng năm không chỉ dịp lễ Tết, vào ngày cuối tuần Đền Trần luôn có nhiều du khách đến lễ, mang theo những mâm hoa quả, bánh kẹo một cách thành tâm.Với người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận, đầu năm đi lễ Đền Trần đã trở thành thói quen của không ít gia đình. Họ vào đền thắp nhang cầu xin cho các thành viên trong nhà một năm mới bình an, con cái học hành tấn tới.Chiều 4/2, nhiều du khách chen chân tại cửa và các lối đi lại.Nhiều người xếp hàng xin quẻ tại đền Cố Trạch.Những mâm xôi gà rất to được du khách kính cẩn dâng lên điện thờ.Bên ngoài sân, nhiều du khách đi theo đoàn đến tham quan và thắp hương.Do nhiều người không biết thủ tục, dịch vụ khấn thuê tại đây nhờ đó xuất hiện. Các gia đình chỉ cần đọc tên tuổi, nơi ở và ngày tháng năm sinh là "chuyên gia" sẽ dễ dàng giúp họ được như ý.Lễ hội khai ấn Đền Trần (Nam Định) sẽ được tổ chức vào 0h ngày 15 tháng Giêng (tức 12/2). Người dân và du khách thập phương đổ về đây từ chiều tối ngày 14 tháng Giêng âm lịch để chờ đến giờ mua ấn.
Chiều 4/2, hàng trăm du khách đổ về Đền Trần (Nam Định) lễ bái cầu may nhân dịp năm mới. Tuần sau, lễ khai ấn Đền Trần sẽ được tổ chức tại đây.
Kể từ nay đến ngày khai ấn, các đoàn thể, tổ chức từ nhiều địa phương sẽ lần lượt dâng hương, tế lễ tại Đền Trần.
Chiều 4/2, đoàn tế lễ của phường Lộc Vượng, TP Nam Định, long trọng bái yết hàng giờ tại sân gian Thiên Trường.
Đền Trần hiện nay được người dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695), tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5 gian, dài 13 m. Tại đây có đặt ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần. Sau tiền đường là trung đường, nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần. Tuy nhiên, ở đó không có tượng thờ mà chỉ có bài vị.
Hàng năm không chỉ dịp lễ Tết, vào ngày cuối tuần Đền Trần luôn có nhiều du khách đến lễ, mang theo những mâm hoa quả, bánh kẹo một cách thành tâm.
Với người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận, đầu năm đi lễ Đền Trần đã trở thành thói quen của không ít gia đình. Họ vào đền thắp nhang cầu xin cho các thành viên trong nhà một năm mới bình an, con cái học hành tấn tới.
Chiều 4/2, nhiều du khách chen chân tại cửa và các lối đi lại.
Nhiều người xếp hàng xin quẻ tại đền Cố Trạch.
Những mâm xôi gà rất to được du khách kính cẩn dâng lên điện thờ.
Bên ngoài sân, nhiều du khách đi theo đoàn đến tham quan và thắp hương.
Do nhiều người không biết thủ tục, dịch vụ khấn thuê tại đây nhờ đó xuất hiện. Các gia đình chỉ cần đọc tên tuổi, nơi ở và ngày tháng năm sinh là "chuyên gia" sẽ dễ dàng giúp họ được như ý.
Lễ hội khai ấn Đền Trần (Nam Định) sẽ được tổ chức vào 0h ngày 15 tháng Giêng (tức 12/2). Người dân và du khách thập phương đổ về đây từ chiều tối ngày 14 tháng Giêng âm lịch để chờ đến giờ mua ấn.