Ngày 2/9, dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi chính thức được đưa vào khai thác toàn tuyến. Công trình có tổng mức đầu tư 34.516 tỷ đồng do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.Tuy nhiên, chỉ hơn 1 tháng vận hành toàn tuyến, cao tốc đầu tiên ở miền Trung đã xuất hiện loang lổ ổ gà khiến dư luận xôn xao.Cụ thể, tại Km 27, Km 28, Km 29 và Km 45 (từ TP Đà Nẵng vào TP Tam Kỳ, Quảng Nam) xuất hiện rất nhiều điểm bị bong tróc.Ngay lập tức, VEC chỉ đạo đơn vị nhà thầu khẩn trương khắc phục hư hỏng xuất hiện trên mặt đường đoạn Km0+000 – Km65+000. Chiều 17/10, VEC nghiệm thu công tác sửa chữa ổ gà chi chít này.Khi sự cố đường chi chít ổ gà tạm lắng xuống vài ngày thì ngày 22/10, VEC phát đi thông báo về việc thấm nước xảy ra tại vị trí cầu VD09B (Km107+829) và hầm chui dân sinh (Km106+730) thuộc tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.2 vị trí bị thấm nước trên thuộc gói thầu A3 (địa phận xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi).Ngoài ra, sự cố thấm nước còn xảy ra ở cầu Tam Kỳ (Km68) và hầm chui dân sinh (Km 69) thuộc dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (đoạn qua thôn Bích An, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Lúc này, VEC lý giải nguyên nhân thấm nước là do băng cản nước được bố trí giữa hai thân đốt hầm trong quá trình thi công bị xô lệch, gây hiện tượng rò rỉ nước từ đỉnh hầm chui.Những ngày đầu tháng 11, người dân huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) liên tục phản ánh vòng xoay nối cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi vào đường Trì Bình – Dung Quất (Quốc lộ 1) bị lún quá thiết kế được duyệt. Lý giải về việc này, VEC cho rằng: "Hiện tượng lún hơn 1m ở nhánh C1 là độ lún cố kết trong quá trình thi công nằm trong giải pháp kỹ thuật xử lý nền đất yếu".Cũng trong tháng 11, một tài khoản đăng tải trên mạng xã hội bài viết phản ánh việc một số vị trí thấm tại hầm chui Km86+838 thuộc dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi xuất hiện những lớp băng dính được dán chằng chịt. Cụ thể, có tổng cộng 4 vị trí ở đỉnh hầm được dán băng dính, các lớp băng dính trắng dán ngang dọc nhiều lớp, có đoạn dài gần 1m. Và trước sự phản ứng gay gắt của dư luận sau khi báo chí phản ánh, VEC đã chỉ đạo tháo gỡ toàn bộ các lớp băng keo.Thời điểm cuối tháng 11, chủ đầu tư dự án cao tốc đi qua 3 tỉnh, thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi phát đi thông báo về kế hoạch xử lý hiện tượng lún đầu cầu, đầu cống tại 6 vị trí: Cầu LRB 05B (Km12+644), cầu VD02A (Km13+170), cầu OP03 (Km13+615), cầu Kỳ Lam, cầu VD06 (Km18+600) và cầu VD07 (Km18+840).Còn đây là hình ảnh ổ gà tái diễn trên mặt đường cao tốc sau 3 ngày hứng chịu mưa lớn kéo dài (từ ngày 8 đến ngày 10/12).Lúc này, hàng chục ổ gà chi chít xuất hiện chủ yếu ở Km36 và Km39 (thuộc địa phận Quảng Nam).Như kế hoạch của VEC, ngày 20/12, đơn vị này chính thức hoàn thành khắc phục lún đầu cầu, đầu cống tại 6 vị trí trên. Ngoài ra, các ổ gà cũng được xử lý.Tuy nhiên, tình trạng sạt lở xảy ra trên cao tốc (đoạn thuộc địa phận huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) cũng khiến tuyến cao tốc đầu tiên của miền Trung tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Và dư luận đang đặt ra câu hỏi, liệu cho tới bao giờ, cao tốc có vốn đầu tư gần 35 nghìn tỷ đồng mới thôi giăng bẫy?
Ngày 2/9, dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi chính thức được đưa vào khai thác toàn tuyến. Công trình có tổng mức đầu tư 34.516 tỷ đồng do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, chỉ hơn 1 tháng vận hành toàn tuyến, cao tốc đầu tiên ở miền Trung đã xuất hiện loang lổ ổ gà khiến dư luận xôn xao.
Cụ thể, tại Km 27, Km 28, Km 29 và Km 45 (từ TP Đà Nẵng vào TP Tam Kỳ, Quảng Nam) xuất hiện rất nhiều điểm bị bong tróc.
Ngay lập tức, VEC chỉ đạo đơn vị nhà thầu khẩn trương khắc phục hư hỏng xuất hiện trên mặt đường đoạn Km0+000 – Km65+000. Chiều 17/10, VEC nghiệm thu công tác sửa chữa ổ gà chi chít này.
Khi sự cố đường chi chít ổ gà tạm lắng xuống vài ngày thì ngày 22/10, VEC phát đi thông báo về việc thấm nước xảy ra tại vị trí cầu VD09B (Km107+829) và hầm chui dân sinh (Km106+730) thuộc tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
2 vị trí bị thấm nước trên thuộc gói thầu A3 (địa phận xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi).
Ngoài ra, sự cố thấm nước còn xảy ra ở cầu Tam Kỳ (Km68) và hầm chui dân sinh (Km 69) thuộc dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (đoạn qua thôn Bích An, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Lúc này, VEC lý giải nguyên nhân thấm nước là do băng cản nước được bố trí giữa hai thân đốt hầm trong quá trình thi công bị xô lệch, gây hiện tượng rò rỉ nước từ đỉnh hầm chui.
Những ngày đầu tháng 11, người dân huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) liên tục phản ánh vòng xoay nối cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi vào đường Trì Bình – Dung Quất (Quốc lộ 1) bị lún quá thiết kế được duyệt. Lý giải về việc này, VEC cho rằng: "Hiện tượng lún hơn 1m ở nhánh C1 là độ lún cố kết trong quá trình thi công nằm trong giải pháp kỹ thuật xử lý nền đất yếu".
Cũng trong tháng 11, một tài khoản đăng tải trên mạng xã hội bài viết phản ánh việc một số vị trí thấm tại hầm chui Km86+838 thuộc dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi xuất hiện những lớp băng dính được dán chằng chịt. Cụ thể, có tổng cộng 4 vị trí ở đỉnh hầm được dán băng dính, các lớp băng dính trắng dán ngang dọc nhiều lớp, có đoạn dài gần 1m. Và trước sự phản ứng gay gắt của dư luận sau khi báo chí phản ánh, VEC đã chỉ đạo tháo gỡ toàn bộ các lớp băng keo.
Thời điểm cuối tháng 11, chủ đầu tư dự án cao tốc đi qua 3 tỉnh, thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi phát đi thông báo về kế hoạch xử lý hiện tượng lún đầu cầu, đầu cống tại 6 vị trí: Cầu LRB 05B (Km12+644), cầu VD02A (Km13+170), cầu OP03 (Km13+615), cầu Kỳ Lam, cầu VD06 (Km18+600) và cầu VD07 (Km18+840).
Còn đây là hình ảnh ổ gà tái diễn trên mặt đường cao tốc sau 3 ngày hứng chịu mưa lớn kéo dài (từ ngày 8 đến ngày 10/12).
Lúc này, hàng chục ổ gà chi chít xuất hiện chủ yếu ở Km36 và Km39 (thuộc địa phận Quảng Nam).
Như kế hoạch của VEC, ngày 20/12, đơn vị này chính thức hoàn thành khắc phục lún đầu cầu, đầu cống tại 6 vị trí trên. Ngoài ra, các ổ gà cũng được xử lý.
Tuy nhiên, tình trạng sạt lở xảy ra trên cao tốc (đoạn thuộc địa phận huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) cũng khiến tuyến cao tốc đầu tiên của miền Trung tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Và dư luận đang đặt ra câu hỏi, liệu cho tới bao giờ, cao tốc có vốn đầu tư gần 35 nghìn tỷ đồng mới thôi giăng bẫy?