Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) được khởi công ngày 10.10.2011 và dự tính sẽ vận hành thương mại vào năm 2015. Dự án đã chậm tiến độ nhiều lần và sau 10 năm khởi công vẫn chưa hẹn ngày vận hành chính thức.Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), dự án đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị và vận hành thử từ tháng 12.2020, Bộ đã hoàn thành nghiệm thu. Hồ sơ nghiệm thu đã được Bộ GTVT gửi Hội đồng kiểm tra nhà nước để kiểm tra, đánh giá và cho ý kiến chấp thuận công tác nghiệm thu dự án.Tuy nhiên, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông có quy mô lớn, tính chất phức tạp, lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam nên quá trình hoàn thiện thủ tục nghiệm thu bàn giao kéo dài.Tới nay, Hội đồng kiểm tra nhà nước đã kiểm tra thực tế, rà soát hồ sơ dự án, dự kiến họp để ra thông báo kết quả kiểm tra cuối cùng trong tháng 10.2021.Theo ghi nhận của Lao động, tại các ga của dự án, một số hạng mục đã có dấu hiệu xuống cấp trước thời gian dự kiến bàn giao. Trong ảnh, tấm kính bị vỡ nhiều tháng nay chưa được thay thế.Khung cảnh nhếch nhác tại lối vào ga Cát Linh.Người dân trưng dụng làm nơi phơi quần áo.Hạ tầng cơ sở vật chất của nhà ga Cát Linh đã xuống cấp.Ngay tại lối vào ga Cát Linh, những tấm Pano quảng cáo ngổn ngang.Thậm chí, nhà ga bị chiếm dụng biến thành nơi để xe ô tô.Chia sẻ với Báo Lao Động, anh Lê Trọng Đức (Thanh Xuân, Hà Nội): "Nhiều lần tôi nghe tin tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy nhưng lại không. Giờ chúng tôi nghe tin có thể sẽ bàn giao cũng chẳng hy vọng gì nhiều vào thời điểm tàu chạy. Người dân Hà Nội chỉ muốn rằng đường sắt này đi vào hoạt động thì phải đảm bảo được an toàn cho người dân". Hiện nay, các nhà ga về cơ bản đã hoàn thiện.Về nguyên nhân dự án chậm tiến độ, Bộ GTVT nêu rõ dự án chậm tiến độ, đội vốn khiến dư luận bức xúc. Cụ thể là việc giải phóng mặt bằng chậm; quy định của Việt Nam về hình thức hợp đồng EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công) chưa rõ ràng, có nhiều khác biệt với thông lệ quốc tế nên hợp đồng EPC ký kết ban đầu chưa hoàn chỉnh, thiếu chặt chẽ, chưa đúng với bản chất hợp đồng EPC.Ngoài ra, Việt Nam chưa lường hết các yêu cầu về kỹ thuật công nghệ. Các đơn vị tư vấn tham gia lập, thẩm tra dự án chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến thiết kế cơ sở ban đầu sơ sài, chưa lường hết được quy mô, tính chất, công năng, phải điều chỉnh tại bước thiết kế kỹ thuật. Đoạn đường sắt trên cao phía trên hồ Hoàng Cầu.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) được khởi công ngày 10.10.2011 và dự tính sẽ vận hành thương mại vào năm 2015.
Dự án đã chậm tiến độ nhiều lần và sau 10 năm khởi công vẫn chưa hẹn ngày vận hành chính thức.
Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), dự án đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị và vận hành thử từ tháng 12.2020, Bộ đã hoàn thành nghiệm thu. Hồ sơ nghiệm thu đã được Bộ GTVT gửi Hội đồng kiểm tra nhà nước để kiểm tra, đánh giá và cho ý kiến chấp thuận công tác nghiệm thu dự án.
Tuy nhiên, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông có quy mô lớn, tính chất phức tạp, lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam nên quá trình hoàn thiện thủ tục nghiệm thu bàn giao kéo dài.
Tới nay, Hội đồng kiểm tra nhà nước đã kiểm tra thực tế, rà soát hồ sơ dự án, dự kiến họp để ra thông báo kết quả kiểm tra cuối cùng trong tháng 10.2021.
Theo ghi nhận của Lao động, tại các ga của dự án, một số hạng mục đã có dấu hiệu xuống cấp trước thời gian dự kiến bàn giao. Trong ảnh, tấm kính bị vỡ nhiều tháng nay chưa được thay thế.
Khung cảnh nhếch nhác tại lối vào ga Cát Linh.
Người dân trưng dụng làm nơi phơi quần áo.
Hạ tầng cơ sở vật chất của nhà ga Cát Linh đã xuống cấp.
Ngay tại lối vào ga Cát Linh, những tấm Pano quảng cáo ngổn ngang.
Thậm chí, nhà ga bị chiếm dụng biến thành nơi để xe ô tô.
Chia sẻ với Báo Lao Động, anh Lê Trọng Đức (Thanh Xuân, Hà Nội): "Nhiều lần tôi nghe tin tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy nhưng lại không. Giờ chúng tôi nghe tin có thể sẽ bàn giao cũng chẳng hy vọng gì nhiều vào thời điểm tàu chạy. Người dân Hà Nội chỉ muốn rằng đường sắt này đi vào hoạt động thì phải đảm bảo được an toàn cho người dân". Hiện nay, các nhà ga về cơ bản đã hoàn thiện.
Về nguyên nhân dự án chậm tiến độ, Bộ GTVT nêu rõ dự án chậm tiến độ, đội vốn khiến dư luận bức xúc. Cụ thể là việc giải phóng mặt bằng chậm; quy định của Việt Nam về hình thức hợp đồng EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công) chưa rõ ràng, có nhiều khác biệt với thông lệ quốc tế nên hợp đồng EPC ký kết ban đầu chưa hoàn chỉnh, thiếu chặt chẽ, chưa đúng với bản chất hợp đồng EPC.
Ngoài ra, Việt Nam chưa lường hết các yêu cầu về kỹ thuật công nghệ. Các đơn vị tư vấn tham gia lập, thẩm tra dự án chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến thiết kế cơ sở ban đầu sơ sài, chưa lường hết được quy mô, tính chất, công năng, phải điều chỉnh tại bước thiết kế kỹ thuật. Đoạn đường sắt trên cao phía trên hồ Hoàng Cầu.