Theo số liệu thống kê từ năm 2018 quận Hoàn Kiếm, trung tâm của TP Hà Nội có quy mô dân số khoảng 155.900 người, diện tích 5,29 km2. Dù diện tích của quận khá nhỏ, nhưng là nơi lưu giữ 190 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng nổi tiếng như quần thể di tích Hồ Gươm-Đền Ngọc Sơn-Đền Bà Kiệu, chùa Quán Sứ... (Ảnh Đại Đoàn Kết)Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 ngày 31/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo Nghị quyết 35 của Quốc hội, quận Hoàn Kiếm và 176 xã, phường sẽ thuộc diện phải sáp nhập trong 2 năm tới. (Ảnh VTC News)Nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm không ủng hộ việc sáp nhập trên mà kiến nghị nên giữ nguyên như hiện tại, bởi Hoàn Kiếm là quận trung tâm mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa. Gắn liền với quận Hoàn Kiếm là hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) vì vậy tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho rùa thần. Tên hồ đã được lấy để đặt cho quận này. Nơi đây là một trong những địa danh du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước. (Ảnh Đại Đoàn Kết)Cầu Thê Húc với sắc đỏ đặc trưng, nằm nổi bật giữa hồ Hoàn Kiếm nối với đền Ngọc Sơn. Nhờ sở hữu thiết kế độc đáo nên du khách rất thích đến đây để chụp ảnh. (Ảnh Đại Đoàn Kết) Theo tìm hiểu, vào thời vua Tự Đức, năm 1865, Nguyễn Văn Siêu hay còn được gọi là Thánh Siêu đã cho xây dựng cây cầu với độ dài 45m, nối từ bờ hồ Hoàn Kiếm đến đền Ngọc Sơn, lấy tên là Thê Húc, có nghĩa là nơi ngưng tụ những hào quang sáng chói. (Ảnh Đại Đoàn Kết) Tọa lạc trên Đảo Ngọc nằm giữa lòng Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn nổi tiếng với kiến trúc độc đáo cùng vẻ đẹp trầm mặc ấn tượng giữa lòng Thủ đô. (Ảnh: Người lao động)Đài Nghiên - Tháp Bút là 2 kiến trúc thuộc khu di tích đền Ngọc Sơn. Dù chỉ là 2 công trình nhỏ bé, không nguy nga tráng lệ, nhưng lại mang trong mình những ý nghĩa về văn hóa, lịch sử. (Ảnh: Người lao động)Đền Bà Kiệu là một ngôi đền tâm linh có giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt nằm tại Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Người lao động)Khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã trở thành nơi vui chơi, giải trí nhộn nhịp bậc nhất thủ đô. (Ảnh: Người lao động)Tượng đài vua Lý Thái Tổ được khởi công xây dựng và khánh thành năm 2004. Đây là bức tượng bằng đồng nguyên chất, đúc liền khối, nặng 34 tấn (tượng 14 tấn, bệ 20 tấn), cao 10,10m (tượng cao 6,8m, bệ cao 3,3m) tương ứng với số năm 1010 - năm vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay), đổi tên thành Thăng Long. Tượng được đặt trên đài hình bát giác (tượng trưng cho tám hướng), phần trên đài cách điệu bốn cổng thành Hà Nội, phần bệ giật cấp ba bậc thềm tượng trưng cho thiên thời - địa lợi – nhân hoà, những yếu tố làm cơ sở để vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên. Từ lâu, Tượng đài vua Lý Thái Tổ là nơi diễn ra nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa nghệ thuật trong các dịp lễ kỷ niệm quan trọng của đất nước. (Ảnh VTC News)Tượng đài vua Lê Thái Tổ là công trình văn hoá - tưởng niệm để ghi nhớ công lao của vua Lê Thái Tổ (tức vị anh hùng Lê Lợi, 1385 - 1433), người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước vào thế kỷ thứ XV. Tượng đài vua Lê Thái Tổ được dựng vào khoảng năm 1896, gắn liền với truyền thuyết "trả gươm thần" trên hồ Hoàn Kiếm. (Ảnh VTC News)Cách đó không xa là tượng đài vua Lê Thái Tổ nằm trong một quần thể kiến trúc nhiều hạng mục, ở số 16 phố Lê Thái Tổ. (Ảnh Người lao động)Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ. (Ảnh Công Luận)Bưu điện Bờ Hồ nằm trong khu vực hành chính đầu tiên của Hà Nội và mang phong cách cổ điển châu Âu. (Ảnh Công Luận)Nhà hát Lớn Hà Nội là công trình mang đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp. Không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... của Nhà hát Lớn Hà Nội khá giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ XX. (Ảnh Đại Đoàn Kết)Nhà Thờ Lớn được xây dựng vào năm 1884 và khánh thành đúng dịp Lễ Giáng Sinh năm 1887. Đây là một trong những công trình kiến trúc phương Tây đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội. Trải qua bao năm tháng, Nhà thờ Lớn Hà Nội được ví như "nhân chứng" xuyên 3 thế kỷ, chứng kiến sự “thay da đổi thịt” từng ngày của Thủ đô.Được xây dựng vào năm 1889, chợ Đồng Xuân được biết tới là chợ trong nhà lớn nhất Hà Nội, cung cấp đầy đủ hàng hóa như sản phẩm tươi sống, đồ lưu niệm, phụ kiện và quần áo, cũng giống như đồ điện tử và đồ gia dụng. Nơi đây không đơn thuần là điểm giao thương mà còn có giá trị văn hóa, tinh thần phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người dân Hà Nội xưa. (Ảnh Đại Đoàn Kết)Cùng với Nhà tù Côn Đảo, Nhà tù Phú Quốc, Nhà tù Hỏa Lò được ví như “địa ngục trần gian” trong giai đoạn đất nước còn chiến tranh gian khổ. (Ảnh Đại Đoàn Kết)Ngày nay, địa danh này đã trở thành điểm tham quan mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp vào những thập niên cuối của thế kỷ XIX, cũng như ý nghĩa văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam. (Ảnh Đại Đoàn Kết)Cầu Long Biên (tên cũ là cầu Paul Doumer) là cây cầu bắc qua sông Hồng kết nối quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình với quận Long Biên của Hà Nội. Cầu được xây dựng từ năm 1898 tới năm 1902 bởi công ty Daydé & Pillé, được sử dụng vào năm 1903. Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của Hà Nội, tượng trưng cho sự hiên ngang, dũng cảm của Thủ đô trong thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. (Ảnh VTC News) >>> Xem thêm video: Quận Hoàn Kiếm: Loạt cây chết khô, tiềm ẩn nguy cơ trước mùa bão. Nguồn: Lý Thùy.
Theo số liệu thống kê từ năm 2018 quận Hoàn Kiếm, trung tâm của TP Hà Nội có quy mô dân số khoảng 155.900 người, diện tích 5,29 km2. Dù diện tích của quận khá nhỏ, nhưng là nơi lưu giữ 190 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng nổi tiếng như quần thể di tích Hồ Gươm-Đền Ngọc Sơn-Đền Bà Kiệu, chùa Quán Sứ... (Ảnh Đại Đoàn Kết)
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 ngày 31/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo Nghị quyết 35 của Quốc hội, quận Hoàn Kiếm và 176 xã, phường sẽ thuộc diện phải sáp nhập trong 2 năm tới. (Ảnh VTC News)
Nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm không ủng hộ việc sáp nhập trên mà kiến nghị nên giữ nguyên như hiện tại, bởi Hoàn Kiếm là quận trung tâm mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa. Gắn liền với quận Hoàn Kiếm là hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) vì vậy tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho rùa thần. Tên hồ đã được lấy để đặt cho quận này. Nơi đây là một trong những địa danh du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước. (Ảnh Đại Đoàn Kết)
Cầu Thê Húc với sắc đỏ đặc trưng, nằm nổi bật giữa hồ Hoàn Kiếm nối với đền Ngọc Sơn. Nhờ sở hữu thiết kế độc đáo nên du khách rất thích đến đây để chụp ảnh. (Ảnh Đại Đoàn Kết)
Theo tìm hiểu, vào thời vua Tự Đức, năm 1865, Nguyễn Văn Siêu hay còn được gọi là Thánh Siêu đã cho xây dựng cây cầu với độ dài 45m, nối từ bờ hồ Hoàn Kiếm đến đền Ngọc Sơn, lấy tên là Thê Húc, có nghĩa là nơi ngưng tụ những hào quang sáng chói. (Ảnh Đại Đoàn Kết)
Tọa lạc trên Đảo Ngọc nằm giữa lòng Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn nổi tiếng với kiến trúc độc đáo cùng vẻ đẹp trầm mặc ấn tượng giữa lòng Thủ đô. (Ảnh: Người lao động)
Đài Nghiên - Tháp Bút là 2 kiến trúc thuộc khu di tích đền Ngọc Sơn. Dù chỉ là 2 công trình nhỏ bé, không nguy nga tráng lệ, nhưng lại mang trong mình những ý nghĩa về văn hóa, lịch sử. (Ảnh: Người lao động)
Đền Bà Kiệu là một ngôi đền tâm linh có giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt nằm tại Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Người lao động)
Khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã trở thành nơi vui chơi, giải trí nhộn nhịp bậc nhất thủ đô. (Ảnh: Người lao động)
Tượng đài vua Lý Thái Tổ được khởi công xây dựng và khánh thành năm 2004. Đây là bức tượng bằng đồng nguyên chất, đúc liền khối, nặng 34 tấn (tượng 14 tấn, bệ 20 tấn), cao 10,10m (tượng cao 6,8m, bệ cao 3,3m) tương ứng với số năm 1010 - năm vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay), đổi tên thành Thăng Long. Tượng được đặt trên đài hình bát giác (tượng trưng cho tám hướng), phần trên đài cách điệu bốn cổng thành Hà Nội, phần bệ giật cấp ba bậc thềm tượng trưng cho thiên thời - địa lợi – nhân hoà, những yếu tố làm cơ sở để vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên. Từ lâu, Tượng đài vua Lý Thái Tổ là nơi diễn ra nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa nghệ thuật trong các dịp lễ kỷ niệm quan trọng của đất nước. (Ảnh VTC News)
Tượng đài vua Lê Thái Tổ là công trình văn hoá - tưởng niệm để ghi nhớ công lao của vua Lê Thái Tổ (tức vị anh hùng Lê Lợi, 1385 - 1433), người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước vào thế kỷ thứ XV. Tượng đài vua Lê Thái Tổ được dựng vào khoảng năm 1896, gắn liền với truyền thuyết "trả gươm thần" trên hồ Hoàn Kiếm. (Ảnh VTC News)
Cách đó không xa là tượng đài vua Lê Thái Tổ nằm trong một quần thể kiến trúc nhiều hạng mục, ở số 16 phố Lê Thái Tổ. (Ảnh Người lao động)
Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ. (Ảnh Công Luận)
Bưu điện Bờ Hồ nằm trong khu vực hành chính đầu tiên của Hà Nội và mang phong cách cổ điển châu Âu. (Ảnh Công Luận)
Nhà hát Lớn Hà Nội là công trình mang đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp. Không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... của Nhà hát Lớn Hà Nội khá giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ XX. (Ảnh Đại Đoàn Kết)
Nhà Thờ Lớn được xây dựng vào năm 1884 và khánh thành đúng dịp Lễ Giáng Sinh năm 1887. Đây là một trong những công trình kiến trúc phương Tây đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội. Trải qua bao năm tháng, Nhà thờ Lớn Hà Nội được ví như "nhân chứng" xuyên 3 thế kỷ, chứng kiến sự “thay da đổi thịt” từng ngày của Thủ đô.
Được xây dựng vào năm 1889, chợ Đồng Xuân được biết tới là chợ trong nhà lớn nhất Hà Nội, cung cấp đầy đủ hàng hóa như sản phẩm tươi sống, đồ lưu niệm, phụ kiện và quần áo, cũng giống như đồ điện tử và đồ gia dụng. Nơi đây không đơn thuần là điểm giao thương mà còn có giá trị văn hóa, tinh thần phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người dân Hà Nội xưa. (Ảnh Đại Đoàn Kết)
Cùng với Nhà tù Côn Đảo, Nhà tù Phú Quốc, Nhà tù Hỏa Lò được ví như “địa ngục trần gian” trong giai đoạn đất nước còn chiến tranh gian khổ. (Ảnh Đại Đoàn Kết)
Ngày nay, địa danh này đã trở thành điểm tham quan mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp vào những thập niên cuối của thế kỷ XIX, cũng như ý nghĩa văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam. (Ảnh Đại Đoàn Kết)
Cầu Long Biên (tên cũ là cầu Paul Doumer) là cây cầu bắc qua sông Hồng kết nối quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình với quận Long Biên của Hà Nội. Cầu được xây dựng từ năm 1898 tới năm 1902 bởi công ty Daydé & Pillé, được sử dụng vào năm 1903. Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của Hà Nội, tượng trưng cho sự hiên ngang, dũng cảm của Thủ đô trong thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. (Ảnh VTC News)