|
Mó nước đùn đổi từ nước trong sang màu đen kịt bốc mùi hôi thối. |
Phản ánh với Kiến Thức, ông Hùng cho biết: “Tôi sống ở đây đã lâu, trước đây khi chưa có nhà máy nguồn nước ở đây rất là trong mọi người có thể tắm, rửa sử dụng nước để tưới tiêu thoải mái. Nhưng kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động nguồn nước ô nhiễm nặng nề. Ngày cũng như đêm, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, “sống” trong ô nhiễm đã lâu nhiều người bị các loại bệnh liên quan đến phổi, đường hô hấp, từ người già đến trẻ nhỏ. Chúng tôi đã rất nhiều lần phản ánh lên cấp trên, thế nhưng không có bất cứ câu trả lời nào của cơ quan chức năng.”
|
Nguyễn Văn Hùng (tiểu khu 4 thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) luôn bị tra tấn bởi mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ con suối bị ô nhiễm. |
Cùng chung cảnh ngộ với gia đình ông Hùng, gia đình bà Nguyễn Thị Sa, xóm 1 tiểu khu 4 bức xúc: “Dân ở đây khổ lắm, không khí, nguồn nước ô nhiễm nặng nề bốc mùi hôi thối nồng nặc. Ban ngày khi nhà máy mía hoạt động trời còn có gió, buổi tối phải đóng kín cửa người già, trẻ nhỏ không dám bước ra ngoài vì mùi hôi, thối quá nặng. Cây cối trồng không lớn nổi vì khói và lượng phân vi sinh mà nhà máy mía đường Sơn La xả ra môi trường quá nhiều”.
|
Mạch nước này chảy quanh trường THCS Thị trấn Hát Lót, nơi có gần 1.000 em đang theo học. Nhiều phụ huynh đang cảm thấy "bất an", không tiếp tục cho con em mình ăn cơm tại trường. Bởi mùi hôi thối, nguồn nước thì ô nhiễm. |
Theo chân người dân chúng tôi có mặt tại ngã ba gốc Sung nơi giao nhau của hai mạch nước ngầm bị ô nhiễm dù cách Công ty CP mía đường Sơn La hơn 4km. Tại đây, màu nước chuyển sang màu đen kịt, rêu chết trắng xóa, nước bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Điều đáng nói là 2 mạch nước ngầm này chảy bao quanh trường THCS Thị trấn Hát Lót nơi có gần 1.000 em học sinh đang học tại trường. Các em học sinh vẫn hàng ngày hàng giờ phải sống chung với mùi hôi thối. Chính vì vậy nhiều phụ huynh thay vì để con em mình ăn tại trường thì nay đã đón các em về nhà, không cho ăn tại trường bởi mùi hôi thối này.
Tìm hiểu được biết người dân đã liên tục kiến nghị với công ty để có biện pháp hạn chế ô nhiễm, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi gây ô nhiễm của công ty này, yêu cầu Công ty di dời ra xa khu dân cư. Thế nhưng, năm này qua năm khác mọi việc vẫn... dậm chân tại chỗ! Và theo đó, dường như đường do Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La sản xuất ngày càng tăng sản lượng thì người dân nơi đây càng “nặng gánh” vì sống chung cùng ô nhiễm.
|
Suối Nậm Pàn, nơi "cuối cùng" của mạch nước ngầm chảy ra chuyển thành hai màu nước rõ rệt. |
Người dân vùng chịu ảnh hưởng cho biết, dù đã nhiều lần phản ánh lên cơ quan chức năng và các cuộc gặp đương chức hàng năm thế nhưng việc ô nhiễm do Công ty mía đường Sơn La xả thải vẫn không có chuyển biến. Đến nay, người dân vẫn đang chờ câu trả lời từ cơ quan chức năng và chính quyền.
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin.
>>> Xem thêm video: Nước sông đổi màu vì ô nhiễm