Cầu Bình Long bắc qua sông Hà Thanh dài hơn 150 mét. Cây cầu nối giữa thôn An Long 2 và thôn Bình Long của xã Canh Vinh (huyện Vân Canh, Bình Định).Ông Trần Văn Bài - Chủ tịch UBND xã Canh Vinh cho biết, cây cầu được khánh thành, đưa vào sử dụng từ năm 2003. Bắt đầu hư hỏng, xuống cấp từ năm 2019. Hiện tại có 5 nhịp cầu bị sụt lún, chỗ bị sụt lún sâu nhất so với mặt cầu lúc mới xây là khoảng 1 mét.Theo ông Bài, vì nhu cầu thực tế để đi lại nên những chỗ sụt lún sâu người dân đem đất, cát đổ xuống cho mặt cầu cao lên để qua lại. “Địa phương thấy rất nguy hiểm nên đã có thông báo nhiều lần, đồng thời nghiêm cấm, rào chắn nhưng vì điều kiện nhu cầu thực tế, người dân tự tháo dỡ để đi”, ông Bài cho hay.Nhịp cầu bị đứt gãy.Theo ông Bài cho biết, cách đó khoảng 1km đi về hướng huyện Vân Canh có 1 cây cầu mới nhưng cầu trên đường 1 chiều. Người dân qua lại để sản xuất là chính, nhưng các phương tiện như máy cày không thể đi cầu mới được nên người dân vẫn cứ đi qua cây cầu cũ. Địa phương đã nhiều lần đề nghị các cấp quan tâm, sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người dân.Lãnh đạo UBND huyện Vân Canh (Bình Định) cho hay, huyện đã có tờ trình UBND tỉnh để xin chủ trương và kinh phí sửa cầu.
Cầu Bình Long bắc qua sông Hà Thanh dài hơn 150 mét. Cây cầu nối giữa thôn An Long 2 và thôn Bình Long của xã Canh Vinh (huyện Vân Canh, Bình Định).
Ông Trần Văn Bài - Chủ tịch UBND xã Canh Vinh cho biết, cây cầu được khánh thành, đưa vào sử dụng từ năm 2003. Bắt đầu hư hỏng, xuống cấp từ năm 2019. Hiện tại có 5 nhịp cầu bị sụt lún, chỗ bị sụt lún sâu nhất so với mặt cầu lúc mới xây là khoảng 1 mét.
Theo ông Bài, vì nhu cầu thực tế để đi lại nên những chỗ sụt lún sâu người dân đem đất, cát đổ xuống cho mặt cầu cao lên để qua lại. “Địa phương thấy rất nguy hiểm nên đã có thông báo nhiều lần, đồng thời nghiêm cấm, rào chắn nhưng vì điều kiện nhu cầu thực tế, người dân tự tháo dỡ để đi”, ông Bài cho hay.
Nhịp cầu bị đứt gãy.
Theo ông Bài cho biết, cách đó khoảng 1km đi về hướng huyện Vân Canh có 1 cây cầu mới nhưng cầu trên đường 1 chiều. Người dân qua lại để sản xuất là chính, nhưng các phương tiện như máy cày không thể đi cầu mới được nên người dân vẫn cứ đi qua cây cầu cũ. Địa phương đã nhiều lần đề nghị các cấp quan tâm, sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người dân.
Lãnh đạo UBND huyện Vân Canh (Bình Định) cho hay, huyện đã có tờ trình UBND tỉnh để xin chủ trương và kinh phí sửa cầu.