1. Thành công bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021
Ngày 22/5/2016, cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Đây là sự kiện chính trị trọng đại, là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016 của đất nước.Cả nước có 67.485.482 cử tri, trong đó số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 67.049.091 cử tri, đạt 99,35%.Kết quả cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV thành công tốt đẹp, bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm với 494 đại biểu Quốc hội đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV.Cả nước có 3.907 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, 25.180 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, 292.305 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được công nhận đủ tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định thành công của cuộc bầu cử đã một lần nữa khẳng định ý thức chính trị, tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nước của nhân dân ta, thể hiện niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, khẳng định quyền làm chủ của nhân dân và tinh thần đoàn kết dân tộc.Trong kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa XIV, Quốc hội phê chuẩn thành viên Chính phủ khoá 14 bằng hình thức bỏ phiếu kín, dựa trên danh sách nhân sự Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình chiều 27/7. Sáng 28/7/2016, sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố và Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ được thông qua, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đã ra mắt Quốc hội. Theo đó, cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV có 27 thành viên gồm: Thủ tướng Chính phủ, 5 Phó Thủ tướng Chính phủ (trong đó có 1 Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) và 21 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.2. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 20-28/1/2016 tại Thủ đô Hà Nội, sau khi thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 trình, Đại hội đã thông qua Nghị quyết với nhiều nội dung quan trọng.3. Nghị quyết số 04-NQ/TW chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng - chính trị, đạo đức - lối sống, và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.
Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 30/10 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã thẳng thắn chỉ ra những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ và đề ra các giải pháp khắc phục. Theo đó, Trung ương chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng - chính trị, đạo đức - lối sống, và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ gồm 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, 9 biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.4. Xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ
Tại phiên họp Chính phủ giữa năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt vấn đề Chính phủ phải chuyển từ phương thức quản lý theo mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ phục vụ, hướng tới doanh nghiệp và người dân, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả của Chính phủ và chính quyền các cấp.
Định hướng điều hành sắp tới sẽ là “phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng thị trường, những việc nào mà thị trường làm tốt thì để thị trường làm, Chính phủ tập trung lo xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách với sự tham gia sự đóng góp của người dân, hướng tới dần xóa bỏa cơ chế xin - cho. “Chúng ta vẫn còn cơ chế xin - cho, Chính phủ quyết tâm hướng tới xóa bỏ cơ chế này”, Thủ tướng nói. Ảnh NLĐ.5. Sự cố môi trường biển, 4 tỉnh miền Trung cá chết hàng loạt
Giữa năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế khiến đời sống người dân 4 tỉnh lao đao.Để tìm nguyên nhân, 7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc. Sau gần 2 tháng, Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa cá chết, cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả và cải tạo môi trường.6. Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề ở miền Trung
Từ ngày 13-15/10, mưa lớn kéo dài trên diện rộng khiến nhiều địa phương ở miền Trung như Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh… ngập sâu, hàng nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm trong biển nước. Mới đây, các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hoà tiếp tục hứng chịu hàng loạt thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra.Tính từ giữa tháng 10/2016 đến nay, mưa lũ đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; 316.719 nhà bị ngập, hư hại; 42.804ha lúa, 4.703ha mạ và 39.261ha hoa màu bị ngập hư hại... Tổng thiệt hại ước tính trên 8.573 tỷ đồng. Nâng tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay làm 235 người chết và mất tích, ước tính về kinh phí trên 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD). Riêng đợt mưa lũ từ ngày 12/12 đến ngày 16/12/2016 đã làm 15 người chết, mất tích (Thừa Thiên - Huế: 3 người chết, Bình Định: 6 người chết, 5 người mất tích, Khánh Hòa: 1 người chết); 127 nhà bị sập đổ, tốc mái, hư hỏng; 111.851 nhà bị ngập nước; 10.059ha lúa bị ngập, hư hại và nhiều thiệt hại về cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi. Trong những đợt mưa lũ vừa qua, đồng bào cả nước đã hướng về miền Trung với tinh thần “tương thân, tương ái” sưởi ấm lòng người dân vùng lũ7. Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng bị triệt phá
Trong năm 2016, cả nước đã xảy ra nhiều vụ án thương tâm, đối tượng ra tay tàn độc không chỉ là người kém hiểu biết mà cả người có kiến thức pháp luật, nạn nhân đều quen biết, có họ hàng... như bốn người trong một gia đình bị sát hại dã man tại Quảng Ninh, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Yên Bái bị sát hại, Vụ án sát hại 4 người trong một gia đình ở Lào Cai, Vụ án 4 người bị sát hại ở Hà Giang...
1. Thành công bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021
Ngày 22/5/2016, cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Đây là sự kiện chính trị trọng đại, là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016 của đất nước.
Cả nước có 67.485.482 cử tri, trong đó số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 67.049.091 cử tri, đạt 99,35%.
Kết quả cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV thành công tốt đẹp, bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm với 494 đại biểu Quốc hội đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Cả nước có 3.907 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, 25.180 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, 292.305 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được công nhận đủ tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định thành công của cuộc bầu cử đã một lần nữa khẳng định ý thức chính trị, tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nước của nhân dân ta, thể hiện niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, khẳng định quyền làm chủ của nhân dân và tinh thần đoàn kết dân tộc.
Trong kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa XIV, Quốc hội phê chuẩn thành viên Chính phủ khoá 14 bằng hình thức bỏ phiếu kín, dựa trên danh sách nhân sự Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình chiều 27/7. Sáng 28/7/2016, sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố và Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ được thông qua, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đã ra mắt Quốc hội. Theo đó, cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV có 27 thành viên gồm: Thủ tướng Chính phủ, 5 Phó Thủ tướng Chính phủ (trong đó có 1 Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) và 21 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
2. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 20-28/1/2016 tại Thủ đô Hà Nội, sau khi thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 trình, Đại hội đã thông qua Nghị quyết với nhiều nội dung quan trọng.
3. Nghị quyết số 04-NQ/TW chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng - chính trị, đạo đức - lối sống, và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.
Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 30/10 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã thẳng thắn chỉ ra những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ và đề ra các giải pháp khắc phục. Theo đó, Trung ương chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng - chính trị, đạo đức - lối sống, và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ gồm 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, 9 biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.
4. Xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ
Tại phiên họp Chính phủ giữa năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt vấn đề Chính phủ phải chuyển từ phương thức quản lý theo mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ phục vụ, hướng tới doanh nghiệp và người dân, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả của Chính phủ và chính quyền các cấp.
Định hướng điều hành sắp tới sẽ là “phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng thị trường, những việc nào mà thị trường làm tốt thì để thị trường làm, Chính phủ tập trung lo xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách với sự tham gia sự đóng góp của người dân, hướng tới dần xóa bỏa cơ chế xin - cho. “Chúng ta vẫn còn cơ chế xin - cho, Chính phủ quyết tâm hướng tới xóa bỏ cơ chế này”, Thủ tướng nói. Ảnh NLĐ.
5. Sự cố môi trường biển, 4 tỉnh miền Trung cá chết hàng loạt
Giữa năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế khiến đời sống người dân 4 tỉnh lao đao.
Để tìm nguyên nhân, 7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc. Sau gần 2 tháng, Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa cá chết, cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả và cải tạo môi trường.
6. Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề ở miền Trung
Từ ngày 13-15/10, mưa lớn kéo dài trên diện rộng khiến nhiều địa phương ở miền Trung như Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh… ngập sâu, hàng nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm trong biển nước. Mới đây, các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hoà tiếp tục hứng chịu hàng loạt thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra.
Tính từ giữa tháng 10/2016 đến nay, mưa lũ đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; 316.719 nhà bị ngập, hư hại; 42.804ha lúa, 4.703ha mạ và 39.261ha hoa màu bị ngập hư hại... Tổng thiệt hại ước tính trên 8.573 tỷ đồng. Nâng tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay làm 235 người chết và mất tích, ước tính về kinh phí trên 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD). Riêng đợt mưa lũ từ ngày 12/12 đến ngày 16/12/2016 đã làm 15 người chết, mất tích (Thừa Thiên - Huế: 3 người chết, Bình Định: 6 người chết, 5 người mất tích, Khánh Hòa: 1 người chết); 127 nhà bị sập đổ, tốc mái, hư hỏng; 111.851 nhà bị ngập nước; 10.059ha lúa bị ngập, hư hại và nhiều thiệt hại về cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi. Trong những đợt mưa lũ vừa qua, đồng bào cả nước đã hướng về miền Trung với tinh thần “tương thân, tương ái” sưởi ấm lòng người dân vùng lũ
7. Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng bị triệt phá
Trong năm 2016, cả nước đã xảy ra nhiều vụ án thương tâm, đối tượng ra tay tàn độc không chỉ là người kém hiểu biết mà cả người có kiến thức pháp luật, nạn nhân đều quen biết, có họ hàng... như bốn người trong một gia đình bị sát hại dã man tại Quảng Ninh, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Yên Bái bị sát hại, Vụ án sát hại 4 người trong một gia đình ở Lào Cai, Vụ án 4 người bị sát hại ở Hà Giang...