Từ ngày 12/3, 5 tỉnh Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Bình Thuận sẽ được thí điểm về việc nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG).
|
Trang chủ của Cổng dịch vụ công quốc gia. |
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an về thực hiện cơ chế liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng DVCQG liên quan đến người dân và doanh nghiệp; Cục Cảnh sát giao thông đã phối hợp với các đơn vị liên quan cung cấp dịch vụ thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên cổng DVCQG.
Thông qua cổng DVCQG, người dân có thể sử dụng các dịch vụ để tiến hành nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thay vì việc phải trực tiếp đến các kho bạc, ngân hàng nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính.
Đồng thời có thể đăng ký địa chỉ để nhận lại các giấy tờ bị cơ quan công an tạm giữ sau khi đã thực hiện hoàn thành xong quyết định xử phạt.
Người vi phạm chỉ cần sử dụng máy tính có kết nối mạng internet, truy cập vào Cổng DVCQG, vào mục nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, khai báo thông tin về số biên bản vi phạm hành chính, họ tên, điện thoại, địa chỉ, hành vi vi phạm... và chọn ngân hàng để nộp phạt.
Để cung cấp được dịch vụ thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đến người dân, thì trước hết người dân phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cho cơ quan công an (địa chỉ liên hệ, số điện thoại…)
Từ đó có thể kết nối, thông báo nhanh chóng đến người vi phạm, rút ngắn thời gian cũng như các thủ tục trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính. Người dân cũng cần kiểm tra cẩn thận tài khoản Ngân hàng tránh việc sai sót trong việc chuyển tiền vi phạm trên Cổng dịch vụ Công quốc gia.
Sau khi hoàn thành việc nộp tiền phạt vi phạm theo đúng quy định cần kiểm tra lại chứng từ.
Việc thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là dịch vụ lần đầu được triển khai thực hiện, nên Cục Cảnh sát giao thông đã nghiên cứu, dự báo các khó khăn, vướng mắc sẽ phát sinh và đề ra phương án giải quyết.
Đến nay, Cục Cảnh sát giao thông đã phối hợp với các đơn vị liên quan như Công an, Kho bạc, Ngân hàng, Đơn vị bưu điện chuyển phát giấy tờ, các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông (Vinaphone, Viettel…) hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông.
Phối hợp với Kho bạc Nhà nước hoàn thiện các nội dung liên quan đến thủ tục biên lai thu tiền xử phạt vi phạm hành chính.
Hoàn thiện các bước kết nối việc xử phạt vi phạm hành chính từ Công an các địa phương đến Cục Cảnh sát giao thông và từ Cục Cảnh sát giao thông đến Cổng dịch vụ công quốc gia, để thông qua đó người dân có thể tra cứu các thông tin cần thiết phục vụ việc thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Đến nay, Cục Cảnh sát giao thông đã phối hợp với các đơn vị liên quan như Công an, Kho bạc, Ngân hàng, Đơn vị bưu điện chuyển phát giấy tờ, các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông (Vinaphone, Viettel…) hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông.
Phối hợp với Kho bạc Nhà nước hoàn thiện các nội dung liên quan đến thủ tục biên lai thu tiền xử phạt vi phạm hành chính.
Hoàn thiện các bước kết nối việc xử phạt vi phạm hành chính từ Công an các địa phương đến Cục Cảnh sát giao thông và từ Cục Cảnh sát giao thông đến Cổng dịch vụ công quốc gia, để thông qua đó người dân có thể tra cứu các thông tin cần thiết phục vụ việc thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Đến quý III năm 2020, dịch vụ này sẽ được triển khai trong cả nước.
Cũng từ ngày 12/3/2020, Bộ Công an sẽ tiến hành triển triển khai cung cấp dịch vụ trực tuyến thu lệ phí trước bạ đăng ký phương tiện giao thông đường bộ trên cổng dịch vụ công quốc gia tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trên cơ sở các kết quả đạt được khi triển khai tại 02 thành phố, Bộ Công an sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm để triển khai đến các tỉnh thành phố còn lại.
Nội dung này đang nhận được sự đồng tình và quan tâm lớn của người dân. Bởi việc cải tiến phương pháp nộp phạt qua mạng được kì vọng sẽ giúp giảm thời gian, tạo thuận lợi cho người dân, đồng thời từng bước hoàn thiện Chính phủ điện tử.
>>> Xem thêm video: Nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện