Không khí lạnh liên tục tràn về, ban đêm nhịp sống phố phường Hà Nội như lắng lại. Mọi người hầu hết đều rất ngại ra đường vào ban đêm, những người về muộn vội vã phóng xe thật nhanh để được trở về với mái ấm gia đình, vùi mình trong chiếc chăn ấm áp. Nhưng trong giá lạnh vẫn có những người vì mưu sinh vẫn miệt mài bám trụ với cuộc sống.
Đợt không khí lạnh tăng cường đã khiến Hà Nội chìm trong giá buốt, càng về đêm, nhiệt độ càng giảm sâu. Mọi người hầu hết đều rất ngại ra đường vào ban đêm. 23 giờ đêm, các tuyến đường của Thủ đô đã vắng vẻ, chỉ còn những người lao công vẫn mải miết với công việc của mình. (Dù nhiệt độ ngoài trời chỉ khoảng 12 độ C, nhưng vì cường độ lao động liên tục nên chị Lan chỉ cần mặc một chiếc áo mỏng)
Trên đường Ngọc Khánh (Quận Ba Đình, Hà Nội), mặc dù nhiệt độ ngoài trời khoảng 12 - 13 độ C, trời rét buốt nhưng chị Phương Lan (48 tuổi) - công nhân vệ sinh môi trường, chỉ mặc bộ quần áo mỏng để quét dọn rác. Chị cho hay, đối với những công nhân như chị, dù thời tiết mưa rét hay tạnh ráo thì lịch làm việc vẫn không thay đổi.
Chị Lan đã làm công việc này được 28 năm, một buổi làm việc của chị bắt đầu từ 17 giờ cho đến 2 giờ sáng hôm sau. "Những mùa khác còn đỡ, chứ mùa Đông cực lắm, bởi thời điểm làm việc chính là lúc nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày. Hôm nào cũng mong xong việc thật sớm để về với mái ấm gia đình, vùi mình vào chăn nằm ngủ", chị Lan nói. (Chị Lan tranh thủ thu nhặt thêm chai nhựa để bán đồ phế thải, kiếm thêm thu nhập)
Đợt này, thời điểm cận Tết, rác nhiều hơn nên công việc của chị Lan càng thêm phần vất vả. Nhìn chị thoăn thoắt quét rác trong bộ áo mỏng, ai chứng kiến cũng đều phải thán phục. Chị Lan chia sẻ: "Do cường độ làm việc liên tục nên tôi không cảm thấy lạnh. Nhưng khi xong việc, chờ xe rác tới gom, người tôi lại lạnh cóng, run lẩy bẩy, những lúc như vậy chỉ biết co ro ngồi một góc, xoa đôi bàn tay giữ ấm. Nhiều khi đi làm trời rét, nhìn mọi người được ngồi trong quán, ăn bát phở nóng, bản thân tôi cũng hơi chạnh lòng, nhưng vì cơm áo gạo tiền… phải chấp nhận thôi.".
Đi quanh phố cổ Hà Nội, chúng tôi bắt gặp rất nhiều người lao động tự do làm đủ các nghề khác nhau. Họ miệt mài, co cụm trong cái lạnh thấu xương để mưu sinh. Trời lạnh giá nên người dân cũng hạn chế ra đường, việc buôn bán cũng "ế ẩm". Nhiều người lao động chia sẻ, dù biết nếu đi bán sẽ ế ẩm, nhưng ở nhà sẽ không có tiền, mất mối khách nên đành cố gắng, được đồng nào hay đồng đó. (Mặc dù đã gần 90 tuổi nhưng bà Tâm hàng ngày vẫn đều đặn khoảng 19h tối lên bờ Hồ chỗ ngồi bán dăm ba món đồ, thêm đồng chi tiêu)
Bà Tâm năm nay đã gần 90 tuổi, hàng bán của bà chỉ vỏn vẹn trong 2 chiếc túi bóng màu đen, trong đó là vài bao thuốc lá, chai nước lọc, .... Tuy vậy, gánh hàng này của bà đã nuôi được 5 người con ăn học, trưởng thành. Bà cho biết: " Tôi bán hàng tại đây đã được khoảng 40 năm. Dù có tuổi nhưng tôi còn khỏe, còn làm được nên không muốn phiền đến con cháu. Hàng hóa của tôi không có nhiều, cũng chỉ để túc tắc bán kiếm thêm tiền chi tiêu. Tôi biết những ngày lạnh như thế này sẽ không có mấy ai mua, nhưng vẫn cố mang hàng ra ngồi bán, được đồng nào hay đồng đó. Tôi đã quen với cái lạnh mùa đông, nhưng nhiều khi vẫn phải rùng mình mỗi khi có cơn gió ngang qua. Dưới tiết trời này, hàng ngày đi bán hàng tôi đều phải mặc thật nhiều áo, quàng thêm khăn, đeo tất chân mới có thể chống chọi với cái lạnh để mưu sinh." Bà Tâm nói" (Chiếc xích lô của anh Lương hôm nay vắng khách do trời lạnh)
Cách chỗ bà Tâm ngồi bán hàng không xa, anh Lương 50 tuổi (quê Nam Định) mặc kệ giá rét đến thấu xương, nhiệt độ chỉ khoảng 12 độ, anh vẫn kiên trì ngồi đợi khách. Anh Lương cho biết: "Tôi làm nghề này đã được hơn chục năm. Hàng ngày tôi chạy từ 9 giờ sáng cho tới 1 giờ sáng ngày hôm sau. Những ngày đông lạnh, nếu có khách những người đạp xích lô sẽ đỡ vất vả hơn, bởi chúng tôi làm nghề bán sức, càng đạp càng ấm, lại có tiền. Nhưng ngặt nỗi, trời rét như vậy chẳng ai muốn ra đường, nói gì đến đi dạo xích lô. Mấy hôm nay rét quá, khi không có khách, tôi phải co ro đứng chờ. "
Anh Lương cho biết thêm, công việc đạp xích lô của anh chỉ là thời vụ để có tiền học cho con, công việc chính làm nông nghiệp ở quê. Vừa xong vụ thu hoạch, anh tranh thủ lên Hà Nội thuê phòng trọ, chạy xích lô kiếm thêm tiền.
"Nhà tôi được 3 đứa con, hiện đều đang đi học cả, vợ lại ốm đau liên miên chỉ quanh quẩn ở nhà, không phụ giúp được nhiều về kinh tế. Chính vì vậy tôi phải cố gắng, chứ đêm lạnh như thế này ai không muốn được ngủ trong chăn ấm. Trung bình, 1 ngày tôi cũng kiếm được 100 - 300 nghìn đồng nhưng không phải ngày nào cũng có việc đều. Vì thế dù rét buốt nhưng vẫn phải ngồi chờ, khi có người gọi chúng tôi lại cố gắng "đổi sức lấy tiền". Công việc tuy có vất vả, nhọc nhằn nhưng phải cố gắng chắt chiu, dành dụm từng đồng để nuôi các con ăn học. Cuối tháng có đồng tiền gửi về, tôi thấy hạnh phúc rồi." Anh Lương giãi bày.
Không khí lạnh liên tục tràn về, ban đêm nhịp sống phố phường Hà Nội như lắng lại. Mọi người hầu hết đều rất ngại ra đường vào ban đêm, những người về muộn vội vã phóng xe thật nhanh để được trở về với mái ấm gia đình, vùi mình trong chiếc chăn ấm áp. Nhưng trong giá lạnh vẫn có những người vì mưu sinh vẫn miệt mài bám trụ với cuộc sống.
Đợt không khí lạnh tăng cường đã khiến Hà Nội chìm trong giá buốt, càng về đêm, nhiệt độ càng giảm sâu. Mọi người hầu hết đều rất ngại ra đường vào ban đêm. 23 giờ đêm, các tuyến đường của Thủ đô đã vắng vẻ, chỉ còn những người lao công vẫn mải miết với công việc của mình.
(Dù nhiệt độ ngoài trời chỉ khoảng 12 độ C, nhưng vì cường độ lao động liên tục nên chị Lan chỉ cần mặc một chiếc áo mỏng)
Trên đường Ngọc Khánh (Quận Ba Đình, Hà Nội), mặc dù nhiệt độ ngoài trời khoảng 12 - 13 độ C, trời rét buốt nhưng chị Phương Lan (48 tuổi) - công nhân vệ sinh môi trường, chỉ mặc bộ quần áo mỏng để quét dọn rác. Chị cho hay, đối với những công nhân như chị, dù thời tiết mưa rét hay tạnh ráo thì lịch làm việc vẫn không thay đổi.
Chị Lan đã làm công việc này được 28 năm, một buổi làm việc của chị bắt đầu từ 17 giờ cho đến 2 giờ sáng hôm sau. "Những mùa khác còn đỡ, chứ mùa Đông cực lắm, bởi thời điểm làm việc chính là lúc nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày. Hôm nào cũng mong xong việc thật sớm để về với mái ấm gia đình, vùi mình vào chăn nằm ngủ", chị Lan nói.
(Chị Lan tranh thủ thu nhặt thêm chai nhựa để bán đồ phế thải, kiếm thêm thu nhập)
Đợt này, thời điểm cận Tết, rác nhiều hơn nên công việc của chị Lan càng thêm phần vất vả. Nhìn chị thoăn thoắt quét rác trong bộ áo mỏng, ai chứng kiến cũng đều phải thán phục. Chị Lan chia sẻ: "Do cường độ làm việc liên tục nên tôi không cảm thấy lạnh. Nhưng khi xong việc, chờ xe rác tới gom, người tôi lại lạnh cóng, run lẩy bẩy, những lúc như vậy chỉ biết co ro ngồi một góc, xoa đôi bàn tay giữ ấm. Nhiều khi đi làm trời rét, nhìn mọi người được ngồi trong quán, ăn bát phở nóng, bản thân tôi cũng hơi chạnh lòng, nhưng vì cơm áo gạo tiền… phải chấp nhận thôi.".
Đi quanh phố cổ Hà Nội, chúng tôi bắt gặp rất nhiều người lao động tự do làm đủ các nghề khác nhau. Họ miệt mài, co cụm trong cái lạnh thấu xương để mưu sinh. Trời lạnh giá nên người dân cũng hạn chế ra đường, việc buôn bán cũng "ế ẩm". Nhiều người lao động chia sẻ, dù biết nếu đi bán sẽ ế ẩm, nhưng ở nhà sẽ không có tiền, mất mối khách nên đành cố gắng, được đồng nào hay đồng đó.
(Mặc dù đã gần 90 tuổi nhưng bà Tâm hàng ngày vẫn đều đặn khoảng 19h tối lên bờ Hồ chỗ ngồi bán dăm ba món đồ, thêm đồng chi tiêu)
Bà Tâm năm nay đã gần 90 tuổi, hàng bán của bà chỉ vỏn vẹn trong 2 chiếc túi bóng màu đen, trong đó là vài bao thuốc lá, chai nước lọc, .... Tuy vậy, gánh hàng này của bà đã nuôi được 5 người con ăn học, trưởng thành. Bà cho biết: " Tôi bán hàng tại đây đã được khoảng 40 năm. Dù có tuổi nhưng tôi còn khỏe, còn làm được nên không muốn phiền đến con cháu. Hàng hóa của tôi không có nhiều, cũng chỉ để túc tắc bán kiếm thêm tiền chi tiêu. Tôi biết những ngày lạnh như thế này sẽ không có mấy ai mua, nhưng vẫn cố mang hàng ra ngồi bán, được đồng nào hay đồng đó. Tôi đã quen với cái lạnh mùa đông, nhưng nhiều khi vẫn phải rùng mình mỗi khi có cơn gió ngang qua. Dưới tiết trời này, hàng ngày đi bán hàng tôi đều phải mặc thật nhiều áo, quàng thêm khăn, đeo tất chân mới có thể chống chọi với cái lạnh để mưu sinh." Bà Tâm nói"
(Chiếc xích lô của anh Lương hôm nay vắng khách do trời lạnh)
Cách chỗ bà Tâm ngồi bán hàng không xa, anh Lương 50 tuổi (quê Nam Định) mặc kệ giá rét đến thấu xương, nhiệt độ chỉ khoảng 12 độ, anh vẫn kiên trì ngồi đợi khách. Anh Lương cho biết: "Tôi làm nghề này đã được hơn chục năm. Hàng ngày tôi chạy từ 9 giờ sáng cho tới 1 giờ sáng ngày hôm sau. Những ngày đông lạnh, nếu có khách những người đạp xích lô sẽ đỡ vất vả hơn, bởi chúng tôi làm nghề bán sức, càng đạp càng ấm, lại có tiền. Nhưng ngặt nỗi, trời rét như vậy chẳng ai muốn ra đường, nói gì đến đi dạo xích lô. Mấy hôm nay rét quá, khi không có khách, tôi phải co ro đứng chờ. "
Anh Lương cho biết thêm, công việc đạp xích lô của anh chỉ là thời vụ để có tiền học cho con, công việc chính làm nông nghiệp ở quê. Vừa xong vụ thu hoạch, anh tranh thủ lên Hà Nội thuê phòng trọ, chạy xích lô kiếm thêm tiền.
"Nhà tôi được 3 đứa con, hiện đều đang đi học cả, vợ lại ốm đau liên miên chỉ quanh quẩn ở nhà, không phụ giúp được nhiều về kinh tế. Chính vì vậy tôi phải cố gắng, chứ đêm lạnh như thế này ai không muốn được ngủ trong chăn ấm. Trung bình, 1 ngày tôi cũng kiếm được 100 - 300 nghìn đồng nhưng không phải ngày nào cũng có việc đều. Vì thế dù rét buốt nhưng vẫn phải ngồi chờ, khi có người gọi chúng tôi lại cố gắng "đổi sức lấy tiền". Công việc tuy có vất vả, nhọc nhằn nhưng phải cố gắng chắt chiu, dành dụm từng đồng để nuôi các con ăn học. Cuối tháng có đồng tiền gửi về, tôi thấy hạnh phúc rồi." Anh Lương giãi bày.