Năm 2004, để xây dựng Thủy điện Bản Vẽ, hàng nghìn hộ dân đã phải nhường đất, chuyển đi nơi ở mới. Trong đó, có hơn 40 hộ ở bản Vẽ (xã Yên Na), được chuyển đến khu tái định cư Khe Ò. Khu tái định cư này nằm cách bản cũ chừng 3 km, bên sườn núi, phía dưới chân núi là con sông Nậm Nơn, thượng nguồn sông Lam.Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau, khu tái định cư này trở thành hoang vu. Đến nay, chỉ còn lại 3 hộ bám trụ. Do khung cảnh hoang tàn, ít người qua lại, người dân gần đó vẫn thường gọi khu vực này với cái tên "ngôi làng ma".Năm 2010, sau vài trận mưa lớn, một tảng đá khổng lồ nằm ngay phía sau nhà bếp của bà Quang Thị Mai bất ngờ lăn xuống. Nghe tiếng động lạ, ông Lô Thanh Xuân, chồng bà Mai, chạy ra kiểm tra đã kịp hô hoán bà Mai và 2 người con tháo chạy ra ngoài thoát thân. Tảng đá lăn xuống, đè sập nhà bếp rồi vỡ đôi, một nửa lăn xuống đường, nửa kia xuống vực. Sau lần đó, lưng núi phía sau 7 hộ dân gần nhà bà Mai có nguy cơ sạt xuống. Chính quyền đã kiểm tra, hỗ trợ mỗi gia đình 7 triệu đồng để tự di dời nhà. Không lâu sau, người dân phát hiện một vết nứt dài chạy vòng phía sau khu tái định cư, do sợ nguy hiểm nên người dân lần lượt bỏ khu tái định cư, quay về gần bản cũ dựng nhà tạm ven sông Nậm Nơn.Người dân cho hay, trước khi di dời, chủ dự án có họp dân hỏi ý kiến về địa điểm tái định cư và có 2 phương án là di dời về huyện Thanh Chương hoặc di vén những khu vực quanh bản cũ như lên núi Khe Ò. “Đi Thanh Chương thì cách hơn 150 km, xa quá nên dân không ai muốn, đành chọn di vén. Lúc đó, họ hứa lên khu tái định cư thì chỗ ở sẽ tốt hơn nơi cũ. Họ còn xây nhà mới nên dân đồng ý”, một người dân nói.Qua thời gian dài do không có người sử dụng, quản lý nên những căn nhà vô chủ tại khu tái định cư này bị tháo hết mái. Cửa sổ, tường bị hư hỏng, bong tróc. Các công trình phụ trợ khác như đường, công trình nước sạch, nhà văn hóa... cũng rơi vào tình trạng hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.Nói về vấn đề này, lãnh đạo huyện Tương Dương thừa nhận, vì lý do cấp bách trong di dân, giải phóng mặt bằng Thủy điện Bản Vẽ nên việc lựa chọn, khảo sát vị trí xây dựng khu tái định cư Khe Ò chưa hợp lý. Khu vực này có địa chất, địa hình yếu dẫn đến sạt lở đất. Phía chủ đầu tư có phương án kè an toàn nhưng các đợt sạt lớn buộc phải di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm ở khu tái định cư.“Chúng tôi cũng muốn đi lắm, nhưng già rồi, đi lại phải dựng nhà vất vả nên đành ở lại”, bà Lương Thị Minh (76 tuổi), 1 trong 3 hộ còn bám trụ lại nói. Con cái đi xa, hộ này hiện cũng chỉ còn mỗi bà sinh sống.Cảnh hiu hắt ở khu tái định cư Khe Ò. Người dân ở đây còn thiếu đất sản xuất, mỗi nhà chỉ có đất ở và mảnh vườn nhỏ, nhưng đất toàn đá sỏi và dốc nên không trồng được cây gì. Con đường nhựa liên xã có thời điểm bị mưa lũ xói lở, người dân đi lại rất khó khăn, nhất là việc đưa đón con đi học xa nên dân chán nản.Khu vực mà hàng chục hộ dân Khe Ò đã tự tìm đến sau khi tháo chạy chính là bãi thải của Thủy điện Bản Vẽ. Ở đây cũng đối diện nguy cơ sạt lở và ngập lụt. Năm 2018, Thủy điện Bản Vẽ xả lũ khiến nhiều nhà bị ngập sâu, trong đó gần 20 ngôi nhà bị cuốn trôi, rất may toàn bộ dân kịp sơ tán từ trước.Thủy điện Bản Vẽ là thủy điện lớn nhất Bắc Trung bộ, đi vào hoạt động từ năm 2010, còn khoảng vài năm nữa, dự án sẽ hoàn vốn. Để làm thủy điện này, có 4 xã đã bị xóa sổ hoàn toàn. Hơn 3.000 hộ dân phải di dời, nhường đất cho dự án...
Năm 2004, để xây dựng Thủy điện Bản Vẽ, hàng nghìn hộ dân đã phải nhường đất, chuyển đi nơi ở mới. Trong đó, có hơn 40 hộ ở bản Vẽ (xã Yên Na), được chuyển đến khu tái định cư Khe Ò. Khu tái định cư này nằm cách bản cũ chừng 3 km, bên sườn núi, phía dưới chân núi là con sông Nậm Nơn, thượng nguồn sông Lam.
Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau, khu tái định cư này trở thành hoang vu. Đến nay, chỉ còn lại 3 hộ bám trụ. Do khung cảnh hoang tàn, ít người qua lại, người dân gần đó vẫn thường gọi khu vực này với cái tên "ngôi làng ma".
Năm 2010, sau vài trận mưa lớn, một tảng đá khổng lồ nằm ngay phía sau nhà bếp của bà Quang Thị Mai bất ngờ lăn xuống. Nghe tiếng động lạ, ông Lô Thanh Xuân, chồng bà Mai, chạy ra kiểm tra đã kịp hô hoán bà Mai và 2 người con tháo chạy ra ngoài thoát thân. Tảng đá lăn xuống, đè sập nhà bếp rồi vỡ đôi, một nửa lăn xuống đường, nửa kia xuống vực. Sau lần đó, lưng núi phía sau 7 hộ dân gần nhà bà Mai có nguy cơ sạt xuống. Chính quyền đã kiểm tra, hỗ trợ mỗi gia đình 7 triệu đồng để tự di dời nhà. Không lâu sau, người dân phát hiện một vết nứt dài chạy vòng phía sau khu tái định cư, do sợ nguy hiểm nên người dân lần lượt bỏ khu tái định cư, quay về gần bản cũ dựng nhà tạm ven sông Nậm Nơn.
Người dân cho hay, trước khi di dời, chủ dự án có họp dân hỏi ý kiến về địa điểm tái định cư và có 2 phương án là di dời về huyện Thanh Chương hoặc di vén những khu vực quanh bản cũ như lên núi Khe Ò. “Đi Thanh Chương thì cách hơn 150 km, xa quá nên dân không ai muốn, đành chọn di vén. Lúc đó, họ hứa lên khu tái định cư thì chỗ ở sẽ tốt hơn nơi cũ. Họ còn xây nhà mới nên dân đồng ý”, một người dân nói.
Qua thời gian dài do không có người sử dụng, quản lý nên những căn nhà vô chủ tại khu tái định cư này bị tháo hết mái. Cửa sổ, tường bị hư hỏng, bong tróc. Các công trình phụ trợ khác như đường, công trình nước sạch, nhà văn hóa... cũng rơi vào tình trạng hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.
Nói về vấn đề này, lãnh đạo huyện Tương Dương thừa nhận, vì lý do cấp bách trong di dân, giải phóng mặt bằng Thủy điện Bản Vẽ nên việc lựa chọn, khảo sát vị trí xây dựng khu tái định cư Khe Ò chưa hợp lý. Khu vực này có địa chất, địa hình yếu dẫn đến sạt lở đất. Phía chủ đầu tư có phương án kè an toàn nhưng các đợt sạt lớn buộc phải di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm ở khu tái định cư.
“Chúng tôi cũng muốn đi lắm, nhưng già rồi, đi lại phải dựng nhà vất vả nên đành ở lại”, bà Lương Thị Minh (76 tuổi), 1 trong 3 hộ còn bám trụ lại nói. Con cái đi xa, hộ này hiện cũng chỉ còn mỗi bà sinh sống.
Cảnh hiu hắt ở khu tái định cư Khe Ò. Người dân ở đây còn thiếu đất sản xuất, mỗi nhà chỉ có đất ở và mảnh vườn nhỏ, nhưng đất toàn đá sỏi và dốc nên không trồng được cây gì. Con đường nhựa liên xã có thời điểm bị mưa lũ xói lở, người dân đi lại rất khó khăn, nhất là việc đưa đón con đi học xa nên dân chán nản.
Khu vực mà hàng chục hộ dân Khe Ò đã tự tìm đến sau khi tháo chạy chính là bãi thải của Thủy điện Bản Vẽ. Ở đây cũng đối diện nguy cơ sạt lở và ngập lụt. Năm 2018, Thủy điện Bản Vẽ xả lũ khiến nhiều nhà bị ngập sâu, trong đó gần 20 ngôi nhà bị cuốn trôi, rất may toàn bộ dân kịp sơ tán từ trước.
Thủy điện Bản Vẽ là thủy điện lớn nhất Bắc Trung bộ, đi vào hoạt động từ năm 2010, còn khoảng vài năm nữa, dự án sẽ hoàn vốn. Để làm thủy điện này, có 4 xã đã bị xóa sổ hoàn toàn. Hơn 3.000 hộ dân phải di dời, nhường đất cho dự án...