Với kinh nghiệm chăm sóc gần chục con trâu chọi để tham gia chọi trâu ông Lê Đình Ngân (phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, Hải Phòng) được nhiều chủ trâu tin tưởng để thuê chăm sóc trâu với chi phí 3,5 triệu đồng/tháng.Từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục, ông Ngân đã cùng nhiều người trong làng đi hết vùng Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình để lựa chọn những con trâu khỏe, đẹp để làm trâu chọi.Ông cho biết chọn được một con tốt thì người nuôi phải xem dáng trâu, lông cứng, da đen bóng, móng tròn, chân trường đùi ngắn quản, đầu sừng cách nhau 48 cm trở lên, độ cao tính từ trán lên đến ngang hai đầu sừng là 28 cm.Những ngày đầu khi trâu mới về nhà, để làm quen với nó, ông Ngân ôm ấp, vỗ về để trâu quen mặt người, thậm chí còn cởi chiếc áo đang mặc cho con vật ngửi thấy mùi mồ hôi của mình. Mỗi người chỉ nuôi một con để tránh sự va chạm giữa các con trâu.Mỗi ngày, từ sáng sớm, sau khi dắt trâu ra đồng, ông lại đi quãng đường hơn chục cây số để cắt cỏ cho trâu ăn.“Công việc khó nhất trong chăn nuôi trâu là tìm kiếm loại cỏ thích hợp. Ban đầu khi mới mua về, quản ngưu (tức người chăn trâu) phải cho trâu ăn thử nhiều loại cỏ, thấy loại nào trâu thích ăn thì tìm mang về”, ông Ngân cho biết.Cỏ lông, gừng, cá, voi là những loại cỏ trâu thích ăn nhất. Vào mùa đông, khi cây cỏ khan hiếm, ông Ngân phải lấy thêm thân ngô, rơm rạ và cám để bổ sung thức ăn cho trâu.Bên cạnh việc chọn cỏ thì tắm rửa cho trâu được các quản ngưu rất chú trọng. Làm sạch da, lỗ tai khỏi bụi bẩn sau một ngày con vật đằm mình dưới bùn lầy là một trong những việc quan trọng.“Phải lấy sạch đất cát khỏi sừng trâu để tránh bị mục sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của sừng”, ông Ngân vừa kì cọ cho trâu vừa chia sẻ.Khi trâu đã được làm lễ ngoài đình trước cuộc thi và được gọi là “ông”, quản ngưu không được ngồi hay đứng lên trâu nữa. Tuy nhiên, do thân trâu dài đến hơn 2 m nên để làm cho trâu sạch sẽ thì quản ngưu vẫn có thể đứng trên lưng để gạt rửa bùn đất – ông Tới – vừa là chủ vừa là người nuôi trâu cho hay."Ngày trước, cả làng góp tiền để mua một con rồi cùng nhau chăm sóc, mang đi thi cùng nhau cổ vũ, bà con ai cũng phấn khởi. Việc trâu húc người rất hy hữu. Có lúc thả trâu ra bãi, nó chạy đánh đầu tì vào bụng mình rồi dừng lại thôi”, ông nói.Với ông Ngân, để trâu trở nên hiền lành, quý người thì ngay bản thân người nuôi trâu cũng phải yêu quý nó. Ông xây chuồng trâu ngay cạnh nhà, hàng ngày dọn dẹp để con vật có chỗ ăn ngủ sạch sẽ và thoải mái.Mỗi “ông trâu” được chăm sóc từ 7 đến 8 tháng để đủ điều kiện đến ngày ra sới. Ngày nay, do điều kiện phát triển, nhiều người muốn sở hữu một con trâu cho riêng mình nên phải tìm mua từ sớm. Trâu sẽ được nuôi dưỡng, chăm sóc 1-2 năm, vì thế chi phí ngày càng tăng đến hàng trăm triệu đồng. “Nuôi trâu mục đích chính vẫn là để phục vụ lễ hội, để bảo tồn giá trị văn hóa ông cha ta để lại, thấy ông trâu to khỏe hùng dũng bước ra sân là những người chăn trâu như chúng tôi cũng vui rồi” – ông Ngân chia sẻ.
Với kinh nghiệm chăm sóc gần chục con trâu chọi để tham gia chọi trâu ông Lê Đình Ngân (phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, Hải Phòng) được nhiều chủ trâu tin tưởng để thuê chăm sóc trâu với chi phí 3,5 triệu đồng/tháng.
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục, ông Ngân đã cùng nhiều người trong làng đi hết vùng Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình để lựa chọn những con trâu khỏe, đẹp để làm trâu chọi.
Ông cho biết chọn được một con tốt thì người nuôi phải xem dáng trâu, lông cứng, da đen bóng, móng tròn, chân trường đùi ngắn quản, đầu sừng cách nhau 48 cm trở lên, độ cao tính từ trán lên đến ngang hai đầu sừng là 28 cm.
Những ngày đầu khi trâu mới về nhà, để làm quen với nó, ông Ngân ôm ấp, vỗ về để trâu quen mặt người, thậm chí còn cởi chiếc áo đang mặc cho con vật ngửi thấy mùi mồ hôi của mình. Mỗi người chỉ nuôi một con để tránh sự va chạm giữa các con trâu.
Mỗi ngày, từ sáng sớm, sau khi dắt trâu ra đồng, ông lại đi quãng đường hơn chục cây số để cắt cỏ cho trâu ăn.
“Công việc khó nhất trong chăn nuôi trâu là tìm kiếm loại cỏ thích hợp. Ban đầu khi mới mua về, quản ngưu (tức người chăn trâu) phải cho trâu ăn thử nhiều loại cỏ, thấy loại nào trâu thích ăn thì tìm mang về”, ông Ngân cho biết.
Cỏ lông, gừng, cá, voi là những loại cỏ trâu thích ăn nhất. Vào mùa đông, khi cây cỏ khan hiếm, ông Ngân phải lấy thêm thân ngô, rơm rạ và cám để bổ sung thức ăn cho trâu.
Bên cạnh việc chọn cỏ thì tắm rửa cho trâu được các quản ngưu rất chú trọng. Làm sạch da, lỗ tai khỏi bụi bẩn sau một ngày con vật đằm mình dưới bùn lầy là một trong những việc quan trọng.
“Phải lấy sạch đất cát khỏi sừng trâu để tránh bị mục sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của sừng”, ông Ngân vừa kì cọ cho trâu vừa chia sẻ.
Khi trâu đã được làm lễ ngoài đình trước cuộc thi và được gọi là “ông”, quản ngưu không được ngồi hay đứng lên trâu nữa. Tuy nhiên, do thân trâu dài đến hơn 2 m nên để làm cho trâu sạch sẽ thì quản ngưu vẫn có thể đứng trên lưng để gạt rửa bùn đất – ông Tới – vừa là chủ vừa là người nuôi trâu cho hay.
"Ngày trước, cả làng góp tiền để mua một con rồi cùng nhau chăm sóc, mang đi thi cùng nhau cổ vũ, bà con ai cũng phấn khởi. Việc trâu húc người rất hy hữu. Có lúc thả trâu ra bãi, nó chạy đánh đầu tì vào bụng mình rồi dừng lại thôi”, ông nói.
Với ông Ngân, để trâu trở nên hiền lành, quý người thì ngay bản thân người nuôi trâu cũng phải yêu quý nó. Ông xây chuồng trâu ngay cạnh nhà, hàng ngày dọn dẹp để con vật có chỗ ăn ngủ sạch sẽ và thoải mái.
Mỗi “ông trâu” được chăm sóc từ 7 đến 8 tháng để đủ điều kiện đến ngày ra sới. Ngày nay, do điều kiện phát triển, nhiều người muốn sở hữu một con trâu cho riêng mình nên phải tìm mua từ sớm. Trâu sẽ được nuôi dưỡng, chăm sóc 1-2 năm, vì thế chi phí ngày càng tăng đến hàng trăm triệu đồng. “Nuôi trâu mục đích chính vẫn là để phục vụ lễ hội, để bảo tồn giá trị văn hóa ông cha ta để lại, thấy ông trâu to khỏe hùng dũng bước ra sân là những người chăn trâu như chúng tôi cũng vui rồi” – ông Ngân chia sẻ.