Bà Nguyễn Phương Hằng – Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam mới đây đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP HCM khởi tố bị can, tạm giam để điều tra hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.Bà Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.Trước khi bị khởi tố, bà Nguyễn Phương Hằng cũng được dư luận biết đến là người có nhiều đóng góp cho hoạt động xã hội như quỹ từ thiện Hằng Hữu đã tài trợ cho Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố và Bệnh viện Chợ Rẫy nhiều tỷ đồng thông qua chương trình “Trái tim Hằng Hữu” và Quỹ giờ vàng cấp cứu” để giúp đỡ các trẻ em có bệnh tim bẩm sinh, não úng thuỷ không có khả năng chi trả viện phí. Quỹ mổ tim Hằng Hữu trong 7 năm qua đã cứu sống hàng ngàn trái tim.Cùng với đó, vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng còn đóng góp cho nhiều hoạt động xã hội, ủng hộ cho không ít chương trình xã hội như việc mua hàng chục nghìn bình oxy, hàng chục máy tạo oxy mini để ỗ trợ cho các bệnh nhân mắc COVID-19 ở thời điểm dịch bệnh phức tạp nhất hay như nhiều chiến dịch làm đường cho người dân vùng sâu, vùng xa, đưa nước ngọt về miền Tây, ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn…Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp cho rằng, đối với tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, của cá nhân quy định tại điều 331 bộ luật hình sự hiện hành mà bà Hằng đã bị khởi tố, điều tra thì tội danh này có 2 khung khoản và có ba loại hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không gian giữ và hình phạt tù. Với hình phạt tù, mức thấp nhất là phạt 6 tháng tù, mức cao nhất là 7 năm tù.Khi quyết định hình phạt, tòa án sẽ căn cứ vào quy định của bộ luật tố tụng hình sự trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.Có hai yếu tối để quyết định đến loại hình phạt và mức hình phạt đó là yếu tố nhân thân và yếu tố hành vi. Trường hợp yếu tố nhân thân tốt nhưng hành vi đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn hại nghiêm trọng đến xã hội, hình phạt cũng vẫn nghiêm khắc. Trường hợp nhân thân xấu nhưng hành vi ít nguy hiểm cho xã hội, hình phạt cũng chỉ ở mức độ đủ để giáo dục cải tạo. Do đó, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chỉ là một trong những yếu tố quyết định đến loại hình phạt và mức hình phạt chứ không phải là vấn đề mẫu chốt khi tòa án lượng hình.Có rất nhiều tình tiết theo quy định của pháp luật được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải,., tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả; người phạm tội là người có thành tích suất sắc trong học tập, lao động...được quy định tại điều 51 Bộ luật hình sự.Do đó, trường hợp nếu bà Hằng bị kết tội và kết quả giải quyết vụ án cho thấy bà Hằng có nhiều thành tích trong việc làm từ thiện, cống hiến cho đất nước và được UBND cấp quận trở lên hoặc các cơ quan tương đương tặng bằng khen, giấy khen, đây cũng được xem xét là tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự theo Điều 51 BLHS. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, hình phạt sẽ ít nghiêm khắc hơn. Tuy nhiên tòa án cũng sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và đánh giá hậu quả của hành vi đã gây ra đối với xã hội để có hình phạt phù hợp.Ngoài ra, trường hợp cơ quan tố tụng có căn cứ cho thấy hành vi phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần (từ 2 lần trở lên), đây cũng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 52 của bộ luật hình sự.Theo quy định của pháp luật, cơ quan điều tra có trách nhiệm chứng minh tội phạm, vừa có trách nhiệm thu thập các bằng chứng buộc tội, vừa có trách nhiệm thu thập các bằng chứng gỡ tội. Bởi vậy, các tình tiết được coi là giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đều là những nội dung mà cơ quan điều tra sẽ phải làm rõ làm cơ sở để tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo.>>> Mời độc giả xem video Khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng. Nguồn: THĐT
Bà Nguyễn Phương Hằng – Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam mới đây đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP HCM khởi tố bị can, tạm giam để điều tra hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Bà Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Trước khi bị khởi tố, bà Nguyễn Phương Hằng cũng được dư luận biết đến là người có nhiều đóng góp cho hoạt động xã hội như quỹ từ thiện Hằng Hữu đã tài trợ cho Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố và Bệnh viện Chợ Rẫy nhiều tỷ đồng thông qua chương trình “Trái tim Hằng Hữu” và Quỹ giờ vàng cấp cứu” để giúp đỡ các trẻ em có bệnh tim bẩm sinh, não úng thuỷ không có khả năng chi trả viện phí. Quỹ mổ tim Hằng Hữu trong 7 năm qua đã cứu sống hàng ngàn trái tim.
Cùng với đó, vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng còn đóng góp cho nhiều hoạt động xã hội, ủng hộ cho không ít chương trình xã hội như việc mua hàng chục nghìn bình oxy, hàng chục máy tạo oxy mini để ỗ trợ cho các bệnh nhân mắc COVID-19 ở thời điểm dịch bệnh phức tạp nhất hay như nhiều chiến dịch làm đường cho người dân vùng sâu, vùng xa, đưa nước ngọt về miền Tây, ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn…
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp cho rằng, đối với tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, của cá nhân quy định tại điều 331 bộ luật hình sự hiện hành mà bà Hằng đã bị khởi tố, điều tra thì tội danh này có 2 khung khoản và có ba loại hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không gian giữ và hình phạt tù. Với hình phạt tù, mức thấp nhất là phạt 6 tháng tù, mức cao nhất là 7 năm tù.
Khi quyết định hình phạt, tòa án sẽ căn cứ vào quy định của bộ luật tố tụng hình sự trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Có hai yếu tối để quyết định đến loại hình phạt và mức hình phạt đó là yếu tố nhân thân và yếu tố hành vi. Trường hợp yếu tố nhân thân tốt nhưng hành vi đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn hại nghiêm trọng đến xã hội, hình phạt cũng vẫn nghiêm khắc. Trường hợp nhân thân xấu nhưng hành vi ít nguy hiểm cho xã hội, hình phạt cũng chỉ ở mức độ đủ để giáo dục cải tạo. Do đó, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chỉ là một trong những yếu tố quyết định đến loại hình phạt và mức hình phạt chứ không phải là vấn đề mẫu chốt khi tòa án lượng hình.
Có rất nhiều tình tiết theo quy định của pháp luật được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải,., tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả; người phạm tội là người có thành tích suất sắc trong học tập, lao động...được quy định tại điều 51 Bộ luật hình sự.
Do đó, trường hợp nếu bà Hằng bị kết tội và kết quả giải quyết vụ án cho thấy bà Hằng có nhiều thành tích trong việc làm từ thiện, cống hiến cho đất nước và được UBND cấp quận trở lên hoặc các cơ quan tương đương tặng bằng khen, giấy khen, đây cũng được xem xét là tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự theo Điều 51 BLHS. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, hình phạt sẽ ít nghiêm khắc hơn. Tuy nhiên tòa án cũng sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và đánh giá hậu quả của hành vi đã gây ra đối với xã hội để có hình phạt phù hợp.
Ngoài ra, trường hợp cơ quan tố tụng có căn cứ cho thấy hành vi phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần (từ 2 lần trở lên), đây cũng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 52 của bộ luật hình sự.
Theo quy định của pháp luật, cơ quan điều tra có trách nhiệm chứng minh tội phạm, vừa có trách nhiệm thu thập các bằng chứng buộc tội, vừa có trách nhiệm thu thập các bằng chứng gỡ tội. Bởi vậy, các tình tiết được coi là giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đều là những nội dung mà cơ quan điều tra sẽ phải làm rõ làm cơ sở để tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo.
>>> Mời độc giả xem video Khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng. Nguồn: THĐT