1. Nằm ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp là một trong những ngôi chùa cổ danh tiếng bậc nhất ở miền Trung. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích.Chùa hình thành từ năm 1683, khi thiền sư Nguyên Thiều, một nhà tu hành người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ để dựng chùa. Chùa đã trải qua nhiều lần tu bổ, diện mạo hiện tại được định hình từ đầu thế kỷ 20.Chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu. Chính điện là công trình chính, kiến trúc theo kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên. Sau chính điện là các khu nhà phương trượng, Đông đường và Tây đường.Như nhiều ngôi chùa ở Đàng Trong xưa, chùa Thập Tháp thờ Tam thế Phật ở trung tâm, tả hữu thờ Tôn giả A Nan, Ca Diếp... Các bộ tượng cổ của chùa Thập Tháp vừa mang giá trị nghệ thuật đặc sắc, vừa mang nét dung dị của đời thường.2. Nằm trên sườn phía Đông Nam núi Bà, thuộc huyện Phù Cát, Linh Phong Thiền Tự còn gọi là chùa Ông Núi, là một trong những ngôi cổ tự danh tiếng bậc nhất Bình Định. Chùa hình thành năm 1702, thời chúa Nguyễn Phúc Chu, khi một nhà sư đến hang đá trên núi Bà ẩn tu.Năm 1733, chúa Nguyễn vì mộ đức nhà sư nên ban hiệu là Tịnh Giác Thiện Trì Đại Lão Thiền Sư, và lệnh xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi chùa lớn lợp ngói, đặt tên là Linh Phong Thiền Tự. Đến đời vua Minh Mạng, chùa Linh Phong được sửa sang lớn.Trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi chùa Ông Núi bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại cổng tam quan ở mặt Đông và một bửu tháp. Năm 2004, chùa được tái dựng khang trang trên vị trí nền chùa xưa.Không chỉ mang những giá trị lịch sử và văn hóa vô giá, chùa Ông Núi còn là một địa điểm lý tưởng để ngắm phong cảnh của mảnh đất võ miền Trung. Trên bản đồ du lịch Bình Định, chùa là một điểm dừng chân mà du khách không nên bỏ qua.2. Nằm ở địa phận thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, chùa Hang (còn gọi là Thạch Cốc tự, Thiên Sanh Thạch tự) là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Chùa được khai sơn vào năm 1613 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên.Chùa Hang gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau, trong đó ngôi chùa chính nằm trên sườn núi Lý Thạch. Để lên chùa, phải vượt qua hàng trăm bậc thang quanh co, khúc khuỷu len lỏi qua những phiến đá tự nhiên và cây rừng xum xuê.Cửa hang dẫn vào chùa nằm sau một khoảng sân nhỏ bằng phẳng. Ngay trên vòm cửa có một tảng đá khổng lồ cong cong hình mu rùa. Tảng đá này dày tới gần 10 mét, chạy dài đến hàng chục mét, nhô ra phía trước 5-6 mét, tạo thành một mái che tự nhiên.Đi vào trong, lòng hang rộng chừng 5 mét, sâu khoảng 20 mét, nhuốm màu thâm nghiêm, huyền bí. Bàn thờ Phật của chùa Hang được đặt trang trọng ở trung tâm của hang. Phía sau bàn thờ Phật có đường thông lên núi, nơi có thể phóng tầm mắt ra cả bốn phía...Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.
1. Nằm ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp là một trong những ngôi chùa cổ danh tiếng bậc nhất ở miền Trung. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích.
Chùa hình thành từ năm 1683, khi thiền sư Nguyên Thiều, một nhà tu hành người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ để dựng chùa. Chùa đã trải qua nhiều lần tu bổ, diện mạo hiện tại được định hình từ đầu thế kỷ 20.
Chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu. Chính điện là công trình chính, kiến trúc theo kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên. Sau chính điện là các khu nhà phương trượng, Đông đường và Tây đường.
Như nhiều ngôi chùa ở Đàng Trong xưa, chùa Thập Tháp thờ Tam thế Phật ở trung tâm, tả hữu thờ Tôn giả A Nan, Ca Diếp... Các bộ tượng cổ của chùa Thập Tháp vừa mang giá trị nghệ thuật đặc sắc, vừa mang nét dung dị của đời thường.
2. Nằm trên sườn phía Đông Nam núi Bà, thuộc huyện Phù Cát, Linh Phong Thiền Tự còn gọi là chùa Ông Núi, là một trong những ngôi cổ tự danh tiếng bậc nhất Bình Định. Chùa hình thành năm 1702, thời chúa Nguyễn Phúc Chu, khi một nhà sư đến hang đá trên núi Bà ẩn tu.
Năm 1733, chúa Nguyễn vì mộ đức nhà sư nên ban hiệu là Tịnh Giác Thiện Trì Đại Lão Thiền Sư, và lệnh xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi chùa lớn lợp ngói, đặt tên là Linh Phong Thiền Tự. Đến đời vua Minh Mạng, chùa Linh Phong được sửa sang lớn.
Trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi chùa Ông Núi bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại cổng tam quan ở mặt Đông và một bửu tháp. Năm 2004, chùa được tái dựng khang trang trên vị trí nền chùa xưa.
Không chỉ mang những giá trị lịch sử và văn hóa vô giá, chùa Ông Núi còn là một địa điểm lý tưởng để ngắm phong cảnh của mảnh đất võ miền Trung. Trên bản đồ du lịch Bình Định, chùa là một điểm dừng chân mà du khách không nên bỏ qua.
2. Nằm ở địa phận thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, chùa Hang (còn gọi là Thạch Cốc tự, Thiên Sanh Thạch tự) là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Chùa được khai sơn vào năm 1613 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên.
Chùa Hang gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau, trong đó ngôi chùa chính nằm trên sườn núi Lý Thạch. Để lên chùa, phải vượt qua hàng trăm bậc thang quanh co, khúc khuỷu len lỏi qua những phiến đá tự nhiên và cây rừng xum xuê.
Cửa hang dẫn vào chùa nằm sau một khoảng sân nhỏ bằng phẳng. Ngay trên vòm cửa có một tảng đá khổng lồ cong cong hình mu rùa. Tảng đá này dày tới gần 10 mét, chạy dài đến hàng chục mét, nhô ra phía trước 5-6 mét, tạo thành một mái che tự nhiên.
Đi vào trong, lòng hang rộng chừng 5 mét, sâu khoảng 20 mét, nhuốm màu thâm nghiêm, huyền bí. Bàn thờ Phật của chùa Hang được đặt trang trọng ở trung tâm của hang. Phía sau bàn thờ Phật có đường thông lên núi, nơi có thể phóng tầm mắt ra cả bốn phía...
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.