1. Nằm trên dãy núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, chùa Bích Động là ngôi chùa cổ độc đáo và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Ninh Bình. Chùa được hình thành từ năm 1428, đầu thời Hậu Lê.Vể tổng quan, chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ "Tam", gồm ba tòa điện dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng, trong đó chùa Trung có vai trò trung tâm của quần thể.Bên cạnh các công trình kiến trúc cổ, chùa Bích Động là nơi có một hệ thống hang động độc đáo, gồm động Tối phía sau chùa Trung và động Xuyên Thủy xuyên qua gầm núi gần chùa Hạ. Đây chính là nét độc đáo của chùa Bích Động, khi núi, động và chùa bổ sung cho nhau.Trong sử sách nhà Nguyễn, Bích Động được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động", có nghĩa là động đẹp thứ nhì của trời Nam.2. Nằm ở làng cổ Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, chùa Nhất Trụ là ngôi chùa có tầm quan trọng đặc biệt trong các công trình thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư.Được xây dựng từ thời Tiền Lê, thế kỷ thứ 10, chùa từng nơi tu hành và họp bàn việc nước của các vị quốc sư danh tiếng trong sử Việt như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh. Về kiến trúc, chùa được xây dựng theo kiểu chữ "đinh" (丁), hướng chính Tây.Chùa có tên Nhất Trụ do ở sân trước có cột đá Nhất Trụ. Đây là một cột kinh Lăng Nghiêm được dựng từ cuối thế kỷ thứ 10. Thạch kinh lớn và cổ nhất Việt Nam này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.Cột đá Nhất Trụ cao hơn 4 mét, có 8 mặt và 6 chi tiết được lắp dựng với nhau bởi các ngõng đá. Trên các mặt của thân bát giác có khoảng 2.500 chữ Nho. Do ảnh hưởng của thời tiết, môi trường tác động mà hiện tại số lượng chữ có thể đọc được là rất ít.3. Nằm trong quần thể kiến trúc chùa Bái Đính ở huyện Gia Viễn, chùa Bái Đính cổ có lịch sử tồn tại hơn 1.000 năm, là một ngôi chùa có tầm quan trọng to lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.Chùa được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa - động khá phổ biến ở Ninh Bình. Nơi đây có hai hang động chính là động Sáng và động Tối. Động sáng là nơi thờ Phật và Thần với các bàn thờ được bày ở trung tâm của hang.Động Tối thờ Mẫu và Tiên. Động này có nhiều thạch nhũ hình thù kỳ ảo, giữa động có giếng ngọc, được tạo thành do nước lạnh từ trần động nhỏ xuống.Ngoài các điện thờ trong hai hang Động, chùa Bái Đình cổ còn có các công trình thờ tự khác như đền thờ thần Cao Sơn, đền thờ Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không, đền thờ Sư tổ...Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
1. Nằm trên dãy núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, chùa Bích Động là ngôi chùa cổ độc đáo và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Ninh Bình. Chùa được hình thành từ năm 1428, đầu thời Hậu Lê.
Vể tổng quan, chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ "Tam", gồm ba tòa điện dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng, trong đó chùa Trung có vai trò trung tâm của quần thể.
Bên cạnh các công trình kiến trúc cổ, chùa Bích Động là nơi có một hệ thống hang động độc đáo, gồm động Tối phía sau chùa Trung và động Xuyên Thủy xuyên qua gầm núi gần chùa Hạ. Đây chính là nét độc đáo của chùa Bích Động, khi núi, động và chùa bổ sung cho nhau.
Trong sử sách nhà Nguyễn, Bích Động được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động", có nghĩa là động đẹp thứ nhì của trời Nam.
2. Nằm ở làng cổ Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, chùa Nhất Trụ là ngôi chùa có tầm quan trọng đặc biệt trong các công trình thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư.
Được xây dựng từ thời Tiền Lê, thế kỷ thứ 10, chùa từng nơi tu hành và họp bàn việc nước của các vị quốc sư danh tiếng trong sử Việt như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh. Về kiến trúc, chùa được xây dựng theo kiểu chữ "đinh" (丁), hướng chính Tây.
Chùa có tên Nhất Trụ do ở sân trước có cột đá Nhất Trụ. Đây là một cột kinh Lăng Nghiêm được dựng từ cuối thế kỷ thứ 10. Thạch kinh lớn và cổ nhất Việt Nam này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Cột đá Nhất Trụ cao hơn 4 mét, có 8 mặt và 6 chi tiết được lắp dựng với nhau bởi các ngõng đá. Trên các mặt của thân bát giác có khoảng 2.500 chữ Nho. Do ảnh hưởng của thời tiết, môi trường tác động mà hiện tại số lượng chữ có thể đọc được là rất ít.
3. Nằm trong quần thể kiến trúc chùa Bái Đính ở huyện Gia Viễn, chùa Bái Đính cổ có lịch sử tồn tại hơn 1.000 năm, là một ngôi chùa có tầm quan trọng to lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Chùa được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa - động khá phổ biến ở Ninh Bình. Nơi đây có hai hang động chính là động Sáng và động Tối. Động sáng là nơi thờ Phật và Thần với các bàn thờ được bày ở trung tâm của hang.
Động Tối thờ Mẫu và Tiên. Động này có nhiều thạch nhũ hình thù kỳ ảo, giữa động có giếng ngọc, được tạo thành do nước lạnh từ trần động nhỏ xuống.
Ngoài các điện thờ trong hai hang Động, chùa Bái Đình cổ còn có các công trình thờ tự khác như đền thờ thần Cao Sơn, đền thờ Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không, đền thờ Sư tổ...
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.