Đường Bình Minh (hay còn gọi là đường 27 m) là một trong những lối lên xuống tại điểm đầu của cao tốc dài nhất Việt Nam từ thành phố Lào Cai đến Hà Nội.Đây là một trong những dự án đường cao tốc có quy mô lớn nhất Việt Nam nối hai đầu Hà Nội và Lào Cai, lần lượt đi qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái. Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A. Đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế 100 km/h và đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai có 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 80 km/h. Nhìn từ trên cao có thể thấy đoạn đường km 237 thuộc xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng (giáp với địa phận thành phố Lào Cai) đã chạy giữa quả núi vừa được xẻ ngang. Có nhiều đoạn đi men theo sườn đồi, một bên vách, bên vực. Đây là lần đầu tiên giao thông Việt Nam có một dự án đường cao tốc đi qua địa hình, địa chất rất phức tạp: xây dựng xuyên từ đồng bằng lên vùng núi Tây Bắc, với nhiều đồi núi và vượt qua hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô. Tổng cộng có 120 cây cầu lớn, nhỏ nằm dọc tuyến. Hình ảnh ở nút giao với đường liên xã hướng ra quốc lộ 279 tại địa phận huyện Văn Bàn (Lào Cai). Đi từ huyện Văn Yên (Yên Bái) đến Lào Cai sẽ gặp một đoạn hầm xuyên núi.Hầm dài 530 m cao 9 m, bề rộng 14 m, được thắp điện 24/24h. Nhìn từ trên cao, cao tốc uốn lượn cong cong cùng dòng sông Hồng tạo nên một quang cảnh đẹp kỳ vĩ nơi núi rừng Tây Bắc. Nhiều tài xế khi đi qua con đường này trong ngày đầu thông xe toàn tuyến (21/9) đều bày tỏ sự ngỡ ngàng bởi chỉ trong thời gian 5 năm dự án có quy mô và khối lượng công việc khổng lồ như vậy đã hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng triệu người dân có nhu cầu lưu thông giữa các tỉnh miền núi phía Bắc. Dự án đã nhận được sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải. Trong quá trình thi công, nhiều kỹ sư, tư vấn giám sát, giám đốc điều hành, nhà thầu… không đủ năng lực đã bị thay thế, điều chuyển công việc.Trước đó, công trình có tới hơn 25.000 hộ dân thuộc diện ảnh hưởng, phải di dời, giải phóng mặt bằng, xây dựng gần 100 khu tái định cư, áp dụng chương trình phục hồi thu nhập cho 17.000 hộ dân.Tuyến đường này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng... cho khu vực Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Giao thông thuận lợi còn là lợi thế của Lào Cai để tăng cường thu hút đầu tư từ các địa phương khác. Kể từ nay đường sắt Hà Nội - Lào Cai chủ yếu tập trung chuyên chở hàng hóa. Ngành du lịch của các địa phương này cũng kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều khách hơn so với trước đây.
Đường Bình Minh (hay còn gọi là đường 27 m) là một trong những lối lên xuống tại điểm đầu của cao tốc dài nhất Việt Nam từ thành phố Lào Cai đến Hà Nội.
Đây là một trong những dự án đường cao tốc có quy mô lớn nhất Việt Nam nối hai đầu Hà Nội và Lào Cai, lần lượt đi qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái. Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A. Đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế 100 km/h và đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai có 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 80 km/h.
Nhìn từ trên cao có thể thấy đoạn đường km 237 thuộc xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng (giáp với địa phận thành phố Lào Cai) đã chạy giữa quả núi vừa được xẻ ngang.
Có nhiều đoạn đi men theo sườn đồi, một bên vách, bên vực.
Đây là lần đầu tiên giao thông Việt Nam có một dự án đường cao tốc đi qua địa hình, địa chất rất phức tạp: xây dựng xuyên từ đồng bằng lên vùng núi Tây Bắc, với nhiều đồi núi và vượt qua hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô. Tổng cộng có 120 cây cầu lớn, nhỏ nằm dọc tuyến.
Hình ảnh ở nút giao với đường liên xã hướng ra quốc lộ 279 tại địa phận huyện Văn Bàn (Lào Cai).
Đi từ huyện Văn Yên (Yên Bái) đến Lào Cai sẽ gặp một đoạn hầm xuyên núi.Hầm dài 530 m cao 9 m, bề rộng 14 m, được thắp điện 24/24h.
Nhìn từ trên cao, cao tốc uốn lượn cong cong cùng dòng sông Hồng tạo nên một quang cảnh đẹp kỳ vĩ nơi núi rừng Tây Bắc.
Nhiều tài xế khi đi qua con đường này trong ngày đầu thông xe toàn tuyến (21/9) đều bày tỏ sự ngỡ ngàng bởi chỉ trong thời gian 5 năm dự án có quy mô và khối lượng công việc khổng lồ như vậy đã hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng triệu người dân có nhu cầu lưu thông giữa các tỉnh miền núi phía Bắc.
Dự án đã nhận được sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải. Trong quá trình thi công, nhiều kỹ sư, tư vấn giám sát, giám đốc điều hành, nhà thầu… không đủ năng lực đã bị thay thế, điều chuyển công việc.Trước đó, công trình có tới hơn 25.000 hộ dân thuộc diện ảnh hưởng, phải di dời, giải phóng mặt bằng, xây dựng gần 100 khu tái định cư, áp dụng chương trình phục hồi thu nhập cho 17.000 hộ dân.
Tuyến đường này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng... cho khu vực Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
Giao thông thuận lợi còn là lợi thế của Lào Cai để tăng cường thu hút đầu tư từ các địa phương khác. Kể từ nay đường sắt Hà Nội - Lào Cai chủ yếu tập trung chuyên chở hàng hóa. Ngành du lịch của các địa phương này cũng kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều khách hơn so với trước đây.