Đại án Việt Á: Liên quan đến vụ án Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19 lên 45%, chi “hoa hồng” lót tay cho các đơn vị cá nhân gần 800 tỷ đồng, thu lợi trên 500 tỷ đồng đến nay, đã có gần 70 người bị khởi tố, bắt giam do liên quan đến vụ Việt Á. Trong số này có ông Nguyễn Thanh Long – cựu Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chu Ngọc Anh – cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bộ trưởng KH&CN, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Vụ án nhận hối lộ “chuyến bay giải cứu” xảy ra tại Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao: Tháng 1/2022, Cơ quan an ninh điều tra khởi tố vụ án, khởi tố Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan và 3 thuộc cấp về tội “nhận hối lộ”. Sau đó 3 tháng, cơ quan điều tra khởi tố ông Tô Anh Dũng – nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao cùng tội danh trên. Một số bị can khác bị khởi tố tội “đưa hối lộ”.Hành vi sai phạm của các bị can xảy ra trong quá trình xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân. Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại FLC: Trịnh Văn Quyết - nguyên Chủ tịch FLC cùng 4 bị cán bị khởi tố, bắt giam về tội "Thao túng thị trường chứng khoán". Kết quả điều tra xác định, từ ngày 1/9/2016 đến ngày 10/1/2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo người thân lập 450 tài khoản tại 41 công ty để mua bán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá 6 mã chứng khoán. Bị can Trịnh Văn Quyết bị xác định có mục đích thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng và gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tân Hoàng Minh: Ông Đỗ Anh Dũng - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". 6 người khác thuộc hệ sinh thái Tân Hoàng Minh cũng bị khởi tố. Ông Dũng cùng các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Soleil, Công ty CP Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu. Đại án buôn lậu Công ty Nhật Cường: 14 bị cáo liên quan dại án "Buôn lậu" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường được đem ra xét xử, trong đó bị cáo lĩnh án cao nhất 14 năm tù. Vụ án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 30 tỷ đồng. Bùi Quang Huy - Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường hiện vẫn đang bỏ trốn. Ông Nguyễn Đức Chung liên quan 3 vụ án: Cụ thể, vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước liên quan Công ty Nhật Cường, ông Nguyễn Đức Chung – cựu Chủ tịch Hà Nội bị tuyên án 5 năm tù. Vụ án "Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Hà Nội và một số đơn vị liên quan, ông Chung bị tuyên án 3 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Vụ án mua chế phẩm Redoxy-3C, mới đây, TAND Cấp cao tại Hà Nội xử phúc thẩm, tuyên án ông Chung 5 năm tù, giảm 3 năm tù so với án sơ thẩm. Vụ án SAGRI: Vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và tham ô tài sản xảy ra tại Tổng Công ty TNHH Một thành viên Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) đã gây thiệt hại cho nhà nước số tiền đặc biệt lớn hơn 672 tỷ đồng. 19 bị cáo bị tuyên án trong đó ông Lê Tấn Hùng - nguyên Tổng Giám đốc SAGRI bị tuyên đến 25 năm tù, ông Trần Vĩnh Tuyến – cựu Phó Chủ tịch UBND TP HCM bị tuyên 6 năm tù.Vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi gây thiệt hại hơn 811 tỷ đồng. 36 bị cáo bị tuyên án trong phiên sơ thẩm tháng 12/2021, trong đó 2 nguyên phó TGĐ VEC lĩnh án tổng cộng 13 năm tù. Đại án gang thép Thái Nguyên: Vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), gây thiệt hại 830 tỷ đồng. Tháng 4/2021, TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với 19 bị cáo, trong đó, bị cáo Trần Trọng Mừng, nguyên Tổng Giám đốc TISCO 9 năm 6 tháng tù. Vụ án sai phạm về đất đai xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 2.700 tỷ đồng. Tại phiên phúc thẩm tháng 1/2021, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án 10 bị cáo. Ông Vũ Huy Hoàng –nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương bị tuyên 11 năm tù; Nguyễn Hữu Tín - nguyên phó chủ tịch TP HCM 6 năm 6 tháng tù. Vụ án sai phạm tại Dự án Ethanol Phú Thọ gây thiệt hại hơn 543 tỷ đồng. Tháng 3/2021, tại phiên sơ thẩm, TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông Đinh La Thăng 11 năm tù (tổng hợp các bản án 30 năm tù); Trịnh Xuân Thanh bị tuyên 18 năm tù cho hai tội danh, cùng với các bản án trước, tòa buộc bị cáo Thanh chấp hành hình phạt tù chung thân. Đại án MobiFone mua AVG gây chú ý khi số tiền hối lộ ước lên tới 6,2 triệu USD "lót tay", vụ án này còn có tới 2 cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông lĩnh án. Ông Nguyễn Bắc Son bị TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên chung thân về tội "Vi phạm quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Nhận hối lộ"; Ông Trương Minh Tuấn - cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bị tuyên tổng 14 năm tù cho hai tội danh. Số tiền 8.900 tỷ đồng đã được cựu Chủ tịch AVG giao nộp toàn bộ và khắc phục cả số tiền lãi phát sinh. Đại án Phạm Công Danh và VNCB: Phạm Công Danh - cựu Chủ tịch HĐQT, cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và đồng phạm phạm tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Bị cáo Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) và các bị cáo dưới quyền dùng tiền của VNCB đảm bảo cho 29 lượt công ty (do Danh thành lập, hoặc đi mượn) vay hơn 6.100 tỷ đồng tại ngân hàng Sacombank, BIDV và TPBank. Do các công ty của ông Danh không thể trả được nợ, đã khiến VNCB thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng. Vụ án này còn liên quan đến các bị cáo, bị can Trầm Bê, Hứa Thị Phấn và một số bị cáo khác. Đại án Vũ “Nhôm”: Năm 2018, Phan Văn Anh Vũ - cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 bị khởi tố các tội danh "Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước"; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản làm thất thoát 2.000 tỷ đồng trong vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Đông Á; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí liên quan đến việc mua, bán các nhà, đất công sản tại địa bàn TP Đà Nẵng. Ông Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến - nguyên Chủ tịch UBND Đà Nẵng cũng bị khởi tố, bắt giam, xét xử khi cố ý làm trái các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, các quy định về quản lý đất đai tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ trục lợi trong việc mua bán, chuyển nhượng các nhà đất công sản và các dự án này, thiệt hại lên tới hơn 22.000 tỷ đồng. Vụ án Út “trọc”: Tháng 5/2021, liên quan vụ án Cao tốc TP HCM – Trung Lương, TAND Cấp cao tại TP HCM bác kháng cáo xin đổi tội danh và xin giảm nhẹ hình phạt của Đinh Ngọc Hệ (Út "Trọc") - nguyên Phó giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng), giữ nguyên mức án cấp sơ thẩm áp dụng về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tại phiên sơ thẩm, Út trọc bị tuyên án mức án chung thân về 2 tội danh, buộc bồi thường gần 730 tỷ đồng cho Nhà nước. Trước đó, năm 2018, Út trọc từng bị tuyên 10 năm tù vì tội Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ; 2 năm tù vì tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức. Hai tướng công an bảo kê vụ đánh bạc nghìn tỷ: Tháng 11/2018, Phan Văn Vĩnh - nguyên Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát bị TAND tỉnh Phú Thọ tuyên án 9 năm tù, Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao lĩnh án 10 năm tù cùng về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ông Vĩnh và ông Hóa có sai phạm liên quan vụ đánh bạc nghìn tỷ do Nguyễn Văn Dương cầm đầu xảy ra tại tỉnh Phú Thọ và một số địa phương. Đây là vụ án lợi dụng công nghệ cao, tổ chức đánh bạc qua mạng internet có quy mô và giá trị có thể xem là lớn nhất với 92 bị cáo phạm tội. Tổng số tiền thu lời bất chính từ game bài đánh bạc là gần 10 nghìn tỷ đồng, các bị cáo hưởng lợi trên 4.700 tỷ đồng. Vụ án Đinh La Thăng: Ông Đinh La Thăng và đồng phạm phạm tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại PVN – là vụ án kinh tế lớn được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm tháng 01/2018 với bị cáo Đinh La Thăng và 21 bị cáo đồng phạm.Quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng. Ông Thăng còn chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp luật vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank) gây thất thoát cho Nhà nước 800 tỷ đồng. Ông Thăng đang phải chấp hành mức án là 30 năm tù. Trịnh Xuân Thanh: Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) và đồng phạm đã có hành vi "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "tham ô tài sản", xảy ra tại PVC. Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng trái phép, để nhận tạm ứng tiền từ PVN và sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này vào mục đích khác, không đưa vào Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng. Ngoài ra, Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo lập khống hồ sơ, rút 13 tỷ đồng từ Ban điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. >>> Mời độc giả xem thêm video 5 năm qua, hơn 2.500 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng . Nguồn: VTV24
Đại án Việt Á: Liên quan đến vụ án Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19 lên 45%, chi “hoa hồng” lót tay cho các đơn vị cá nhân gần 800 tỷ đồng, thu lợi trên 500 tỷ đồng đến nay, đã có gần 70 người bị khởi tố, bắt giam do liên quan đến vụ Việt Á. Trong số này có ông Nguyễn Thanh Long – cựu Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chu Ngọc Anh – cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bộ trưởng KH&CN, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Vụ án nhận hối lộ “chuyến bay giải cứu” xảy ra tại Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao: Tháng 1/2022, Cơ quan an ninh điều tra khởi tố vụ án, khởi tố Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan và 3 thuộc cấp về tội “nhận hối lộ”. Sau đó 3 tháng, cơ quan điều tra khởi tố ông Tô Anh Dũng – nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao cùng tội danh trên. Một số bị can khác bị khởi tố tội “đưa hối lộ”.Hành vi sai phạm của các bị can xảy ra trong quá trình xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân.
Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại FLC: Trịnh Văn Quyết - nguyên Chủ tịch FLC cùng 4 bị cán bị khởi tố, bắt giam về tội "Thao túng thị trường chứng khoán". Kết quả điều tra xác định, từ ngày 1/9/2016 đến ngày 10/1/2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo người thân lập 450 tài khoản tại 41 công ty để mua bán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá 6 mã chứng khoán. Bị can Trịnh Văn Quyết bị xác định có mục đích thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng và gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tân Hoàng Minh: Ông Đỗ Anh Dũng - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". 6 người khác thuộc hệ sinh thái Tân Hoàng Minh cũng bị khởi tố. Ông Dũng cùng các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Soleil, Công ty CP Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.
Đại án buôn lậu Công ty Nhật Cường: 14 bị cáo liên quan dại án "Buôn lậu" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường được đem ra xét xử, trong đó bị cáo lĩnh án cao nhất 14 năm tù. Vụ án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 30 tỷ đồng. Bùi Quang Huy - Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường hiện vẫn đang bỏ trốn.
Ông Nguyễn Đức Chung liên quan 3 vụ án: Cụ thể, vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước liên quan Công ty Nhật Cường, ông Nguyễn Đức Chung – cựu Chủ tịch Hà Nội bị tuyên án 5 năm tù. Vụ án "Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Hà Nội và một số đơn vị liên quan, ông Chung bị tuyên án 3 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Vụ án mua chế phẩm Redoxy-3C, mới đây, TAND Cấp cao tại Hà Nội xử phúc thẩm, tuyên án ông Chung 5 năm tù, giảm 3 năm tù so với án sơ thẩm.
Vụ án SAGRI: Vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và tham ô tài sản xảy ra tại Tổng Công ty TNHH Một thành viên Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) đã gây thiệt hại cho nhà nước số tiền đặc biệt lớn hơn 672 tỷ đồng. 19 bị cáo bị tuyên án trong đó ông Lê Tấn Hùng - nguyên Tổng Giám đốc SAGRI bị tuyên đến 25 năm tù, ông Trần Vĩnh Tuyến – cựu Phó Chủ tịch UBND TP HCM bị tuyên 6 năm tù.
Vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi gây thiệt hại hơn 811 tỷ đồng. 36 bị cáo bị tuyên án trong phiên sơ thẩm tháng 12/2021, trong đó 2 nguyên phó TGĐ VEC lĩnh án tổng cộng 13 năm tù.
Đại án gang thép Thái Nguyên: Vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), gây thiệt hại 830 tỷ đồng. Tháng 4/2021, TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với 19 bị cáo, trong đó, bị cáo Trần Trọng Mừng, nguyên Tổng Giám đốc TISCO 9 năm 6 tháng tù.
Vụ án sai phạm về đất đai xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 2.700 tỷ đồng. Tại phiên phúc thẩm tháng 1/2021, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án 10 bị cáo. Ông Vũ Huy Hoàng –nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương bị tuyên 11 năm tù; Nguyễn Hữu Tín - nguyên phó chủ tịch TP HCM 6 năm 6 tháng tù.
Vụ án sai phạm tại Dự án Ethanol Phú Thọ gây thiệt hại hơn 543 tỷ đồng. Tháng 3/2021, tại phiên sơ thẩm, TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông Đinh La Thăng 11 năm tù (tổng hợp các bản án 30 năm tù); Trịnh Xuân Thanh bị tuyên 18 năm tù cho hai tội danh, cùng với các bản án trước, tòa buộc bị cáo Thanh chấp hành hình phạt tù chung thân.
Đại án MobiFone mua AVG gây chú ý khi số tiền hối lộ ước lên tới 6,2 triệu USD "lót tay", vụ án này còn có tới 2 cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông lĩnh án. Ông Nguyễn Bắc Son bị TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên chung thân về tội "Vi phạm quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Nhận hối lộ"; Ông Trương Minh Tuấn - cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bị tuyên tổng 14 năm tù cho hai tội danh. Số tiền 8.900 tỷ đồng đã được cựu Chủ tịch AVG giao nộp toàn bộ và khắc phục cả số tiền lãi phát sinh.
Đại án Phạm Công Danh và VNCB: Phạm Công Danh - cựu Chủ tịch HĐQT, cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và đồng phạm phạm tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Bị cáo Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) và các bị cáo dưới quyền dùng tiền của VNCB đảm bảo cho 29 lượt công ty (do Danh thành lập, hoặc đi mượn) vay hơn 6.100 tỷ đồng tại ngân hàng Sacombank, BIDV và TPBank. Do các công ty của ông Danh không thể trả được nợ, đã khiến VNCB thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng. Vụ án này còn liên quan đến các bị cáo, bị can Trầm Bê, Hứa Thị Phấn và một số bị cáo khác.
Đại án Vũ “Nhôm”: Năm 2018, Phan Văn Anh Vũ - cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 bị khởi tố các tội danh "Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước"; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản làm thất thoát 2.000 tỷ đồng trong vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Đông Á; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí liên quan đến việc mua, bán các nhà, đất công sản tại địa bàn TP Đà Nẵng. Ông Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến - nguyên Chủ tịch UBND Đà Nẵng cũng bị khởi tố, bắt giam, xét xử khi cố ý làm trái các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, các quy định về quản lý đất đai tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ trục lợi trong việc mua bán, chuyển nhượng các nhà đất công sản và các dự án này, thiệt hại lên tới hơn 22.000 tỷ đồng.
Vụ án Út “trọc”: Tháng 5/2021, liên quan vụ án Cao tốc TP HCM – Trung Lương, TAND Cấp cao tại TP HCM bác kháng cáo xin đổi tội danh và xin giảm nhẹ hình phạt của Đinh Ngọc Hệ (Út "Trọc") - nguyên Phó giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng), giữ nguyên mức án cấp sơ thẩm áp dụng về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tại phiên sơ thẩm, Út trọc bị tuyên án mức án chung thân về 2 tội danh, buộc bồi thường gần 730 tỷ đồng cho Nhà nước. Trước đó, năm 2018, Út trọc từng bị tuyên 10 năm tù vì tội Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ; 2 năm tù vì tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức.
Hai tướng công an bảo kê vụ đánh bạc nghìn tỷ: Tháng 11/2018, Phan Văn Vĩnh - nguyên Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát bị TAND tỉnh Phú Thọ tuyên án 9 năm tù, Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao lĩnh án 10 năm tù cùng về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ông Vĩnh và ông Hóa có sai phạm liên quan vụ đánh bạc nghìn tỷ do Nguyễn Văn Dương cầm đầu xảy ra tại tỉnh Phú Thọ và một số địa phương. Đây là vụ án lợi dụng công nghệ cao, tổ chức đánh bạc qua mạng internet có quy mô và giá trị có thể xem là lớn nhất với 92 bị cáo phạm tội. Tổng số tiền thu lời bất chính từ game bài đánh bạc là gần 10 nghìn tỷ đồng, các bị cáo hưởng lợi trên 4.700 tỷ đồng.
Vụ án Đinh La Thăng: Ông Đinh La Thăng và đồng phạm phạm tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại PVN – là vụ án kinh tế lớn được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm tháng 01/2018 với bị cáo Đinh La Thăng và 21 bị cáo đồng phạm.
Quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng. Ông Thăng còn chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp luật vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank) gây thất thoát cho Nhà nước 800 tỷ đồng. Ông Thăng đang phải chấp hành mức án là 30 năm tù.
Trịnh Xuân Thanh: Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) và đồng phạm đã có hành vi "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "tham ô tài sản", xảy ra tại PVC. Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng trái phép, để nhận tạm ứng tiền từ PVN và sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này vào mục đích khác, không đưa vào Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng. Ngoài ra, Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo lập khống hồ sơ, rút 13 tỷ đồng từ Ban điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.
>>> Mời độc giả xem thêm video 5 năm qua, hơn 2.500 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng . Nguồn: VTV24