Sau kết luận của Thanh tra TP Hà Nội vào năm 2019, những năm qua huyện Sóc Sơn vẫn phát hiện hàng trăm công trình vi phạm đất rừng phòng hộ. Không chỉ bạt núi, chủ các công trình vi phạm còn ngang nhiên lấn chiếm lòng hồ Ban Tiện và Đồng Đò. Tháng 3/2019, Thanh tra TP Hà Nội kết luận có gần 3.000 công trình sai phạm trên đất rừng Sóc Sơn. Chỉ tính riêng 2 xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng có 797 công trình vi phạm. Đến năm 2021, việc xử lý công trình vi phạm theo kết luận thanh tra được tạm dừng chờ TP Hà Nội điều chỉnh quy hoạch rừng Sóc Sơn.Nhiều tháng nay, đoạn chân núi dài khoảng 200m ven hồ Đồng Đò (xã Minh Trí) bị đào bới để xây bờ kè đá cao khoảng 4m. Vào mùa mưa lũ, đi qua đoạn đường này, nhiều người lo ngại sạt lở bất cứ lúc nào do bờ kè đá dựng đứng, mong manh, không chống chọi được với sức tàn phá nếu có mưa lũ. Không chỉ xâm lấn đất rừng, nhiều công trình còn vươn ra cả hồ Đồng Đò. Trong tháng 6 vừa qua, Sở NN&PTNT Hà Nội phát hiện 3 vụ vi phạm tại hồ Đồng Đò.Trao đổi với PV VietNamNet, một lãnh đạo huyện Sóc Sơn cho biết, dù biết các công trình vi phạm hồ Đồng Đò nhưng để cưỡng chế được thì cần phải hoàn thiện hồ sơ pháp lý.Vào thời điểm Thanh tra TP Hà Nội ban hành kết luận thanh tra đất rừng Sóc Sơn, ven hồ Đồng Đò là các bãi đất có cây mọc um tùm. Tuy nhiên, hơn 3 năm sau kết luận thanh tra, ven hồ Đồng Đò mọc lên hàng loạt công trình kiên cố.Một công trình 3 tầng nằm bên mép hồ Đồng Đò. Người dân đưa máy móc vào san gạt đất, đá dưới chân núi để mở đường đi vào các biệt thự, homestay nằm ven hồ Đồng Đò. Thảm thực vật, cây xanh dưới chân núi cạnh hồ Đồng Đò đang bị "cạo trọc", thay vào đó là những công trình kiên cố, homestay.Nếu huyện Sóc Sơn và TP Hà Nội không có biện pháp xử lý mạnh tay với những công trình sai phạm hiện nay thì tình trạng vi phạm đất rừng có thể sẽ nghiêm trọng như trước thời điểm Thanh tra TP ban hành kết luận. Cây xanh và thảm thực vật bị "cạo trọc", nhiều khu vực quanh hồ Đồng Đò bị xói mòn.
Sau kết luận của Thanh tra TP Hà Nội vào năm 2019, những năm qua huyện Sóc Sơn vẫn phát hiện hàng trăm công trình vi phạm đất rừng phòng hộ. Không chỉ bạt núi, chủ các công trình vi phạm còn ngang nhiên lấn chiếm lòng hồ Ban Tiện và Đồng Đò.
Tháng 3/2019, Thanh tra TP Hà Nội kết luận có gần 3.000 công trình sai phạm trên đất rừng Sóc Sơn. Chỉ tính riêng 2 xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng có 797 công trình vi phạm. Đến năm 2021, việc xử lý công trình vi phạm theo kết luận thanh tra được tạm dừng chờ TP Hà Nội điều chỉnh quy hoạch rừng Sóc Sơn.
Nhiều tháng nay, đoạn chân núi dài khoảng 200m ven hồ Đồng Đò (xã Minh Trí) bị đào bới để xây bờ kè đá cao khoảng 4m. Vào mùa mưa lũ, đi qua đoạn đường này, nhiều người lo ngại sạt lở bất cứ lúc nào do bờ kè đá dựng đứng, mong manh, không chống chọi được với sức tàn phá nếu có mưa lũ.
Không chỉ xâm lấn đất rừng, nhiều công trình còn vươn ra cả hồ Đồng Đò. Trong tháng 6 vừa qua, Sở NN&PTNT Hà Nội phát hiện 3 vụ vi phạm tại hồ Đồng Đò.
Trao đổi với PV VietNamNet, một lãnh đạo huyện Sóc Sơn cho biết, dù biết các công trình vi phạm hồ Đồng Đò nhưng để cưỡng chế được thì cần phải hoàn thiện hồ sơ pháp lý.
Vào thời điểm Thanh tra TP Hà Nội ban hành kết luận thanh tra đất rừng Sóc Sơn, ven hồ Đồng Đò là các bãi đất có cây mọc um tùm. Tuy nhiên, hơn 3 năm sau kết luận thanh tra, ven hồ Đồng Đò mọc lên hàng loạt công trình kiên cố.
Một công trình 3 tầng nằm bên mép hồ Đồng Đò. Người dân đưa máy móc vào san gạt đất, đá dưới chân núi để mở đường đi vào các biệt thự, homestay nằm ven hồ Đồng Đò.
Thảm thực vật, cây xanh dưới chân núi cạnh hồ Đồng Đò đang bị "cạo trọc", thay vào đó là những công trình kiên cố, homestay.
Nếu huyện Sóc Sơn và TP Hà Nội không có biện pháp xử lý mạnh tay với những công trình sai phạm hiện nay thì tình trạng vi phạm đất rừng có thể sẽ nghiêm trọng như trước thời điểm Thanh tra TP ban hành kết luận. Cây xanh và thảm thực vật bị "cạo trọc", nhiều khu vực quanh hồ Đồng Đò bị xói mòn.