Là một trong nhiều người góp công phục dựng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) từ năm 2002 đến nay, năm nào anh Hán Văn Quyết (46 tuổi) cũng trực tiếp đi khắp các vùng miền dọc đất nước để tuyển lựa những con trâu khỏe, đẹp và tốt nhất phục vụ cho lễ hội.Anh cho biết, hàng năm, vào ngày 16 và 17 tháng Giêng, lễ hội chọi trâu truyền thống ở xã Hải Lựu lại được tổ chức. Các thôn thuộc xã Hải Lựu đều có trâu tham gia đấu giải. (Ảnh ĐCS)Kể về giải chọi trâu, anh Quyết cho biết công cuộc tuyển lựa và huấn luyện trâu là vất vả nhất. "Ngay sau khi lễ hội kết thúc, các ông chủ trâu (nài trâu) sẽ phải đi tuyển chọn trâu để mang về chăm sóc và huấn luyện, đánh giải cho năm kế tiếp. Công cuộc tìm kiếm, nuôi dưỡng và huấn luyện kéo dài cả năm chỉ để phục vụ 2 ngày lễ hội trong năm" - anh Quyết nói. (Ảnh ĐCS)Trước khi diễn ra giải đấu một ngày, trâu chọi sẽ được chủ trâu dẫn đi tế Thành hoàng làng, sau đó trâu sẽ được gọi là "ông Cầu" trước khi đưa lên sới đấu. Các "ông Cầu" đều được đánh số, như con trâu mà anh Quyết đang huấn luyện được đánh số 15, sẽ được tham gia giải đấu lễ hội Tết Tân Sửu 2021."Không phải trâu nào cũng đáp ứng được yêu cầu, nên việc tìm được con trâu ưng ý rất khó. Vì thế, nhiều người phải lặn lội hàng trăm cây số lên tận Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu... thậm chí vào cả Đắk Lắk mới có thể tuyển chọn được. Trâu số 15 mà tôi đang đảm nhận chăm sóc được mua từ huyện Phúc Thọ (Hà Nội) với giá 100 triệu đồng, cũng phải săn lùng nhiều tháng trời mới tìm được" - Anh Quyết nói.Theo anh Quyết, khi tuyển trâu chọi việc đầu tiên là phải để ý đến tiêu chuẩn mình dài, to, bốn chân lớn vững chắc, đôi mắt lì lợm, khoáy đóng loạn. Đặc biệt, không thể bỏ qua cặp sừng, bởi sừng là thứ vũ khí lợi hại của các "ông Cầu" khi giao đấu.Trâu cần có cặp sừng hơi vòng cung, nhọn và độ mở của sừng vừa phải (khoảng từ 45 - 46 cm hoặc từ 60 - 61 cm) để khi giao đấu trâu có thể dễ dàng dùng sừng cáng vào khóe mắt, khóe tai, yết hầu của đối thủ... đây đều là vị trí yếu ớt nhất trên cơ thể của các ông cầu.Anh Quyết chia sẻ: "Khi giao đấu, chỉ cần mất cảnh giác thì có thể ăn trọn miếng cáng vào mắt, hầu... mà ngã lăn ra sới. Bị dính đòn đau, nhiều ông cầu phải tháo chạy để thoát thân, mặc dù đối thủ có thể nhẹ cân hơn. Điều này cho thấy cặp sừng trên đầu các "ông Cầu" là một phần rất quan trọng quyết định chiến thắng khi giao đấu". (Ảnh ĐCS)Việc tuyển chọn trâu đã khó, nhưng việc chăm sóc và huấn luyện trâu lại càng khó. Theo anh Quyết, chế độ ăn của trâu chọi khác hẳn với trâu thường. Trâu chọi phải được ăn sạch và ăn có điều độ, thức ăn của các ông cầu ngoài cỏ voi, rơm, cây ngô, cây mía còn phải bổ sung thêm mật mía, lúa mầm, thuốc B1.Thậm chí, có chủ trâu còn cho trâu uống cả bia để tăng sự kích thích mỗi khi đưa trâu đi tập luyện ngoài bãi. Mỗi ông chủ trâu sẽ huấn luyện và có đấu pháp riêng. Tùy vào độ mở của sừng, và lối đánh của trâu mà huấn luyện trâu cho phù hợp nhất.Trong quá trình huấn luyện trâu, mỗi ngày hai lần sáng và chiều đều đưa trâu ra các bãi đất để rèn luyện bằng cách cho chiến ngưu húc vào các mỏm, bờ đất cứng rồi đưa đến vườn cây luyện các thế đánh. Thậm chí, có những ông cầu sẽ được cho đi kéo gỗ để tăng cường sức khỏe.Các mảng miếng rèn trâu chủ yếu là đòn hổ lao là miếng đánh dập từ xa, đây là đòn thiên về sức mạnh, nhiều "ông Cầu" đã chết ngay tại chỗ vì miếng đánh này, nhẹ hơn là bị choáng váng mất sức nghiêm trọng.Ngoài ra, đòn đánh dùng sừng móc mắt, móc hầu, móc khóe tai làm cho đối phương khó chịu, thất thế nhanh chóng. Mặt khác, một số ông chủ trâu thống nhất với nhau cho trâu nhìn nhau từ xa để kích thích các ông cầu. Trước khi ra chiến khoảng một tháng, các chủ thường hãm trâu trong tối để tăng độ lỳ lợm, hung hãn cho các ông cầu.Anh Quyết cho hay: "Nuôi trâu chọi vất vả lắm, nhưng tôi không ngại điều đó, dù trâu của mình có đoạt giải hay không thì tôi vẫn luôn tự hào và hạnh phúc khi mang lại niềm vui cho nhiều người trong những ngày đầu xuân".
Xem thêm video: Nhiều thay đổi tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. (Nguồn: Đài Truyền Hình Vĩnh Long)
Là một trong nhiều người góp công phục dựng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) từ năm 2002 đến nay, năm nào anh Hán Văn Quyết (46 tuổi) cũng trực tiếp đi khắp các vùng miền dọc đất nước để tuyển lựa những con trâu khỏe, đẹp và tốt nhất phục vụ cho lễ hội.
Anh cho biết, hàng năm, vào ngày 16 và 17 tháng Giêng, lễ hội chọi trâu truyền thống ở xã Hải Lựu lại được tổ chức. Các thôn thuộc xã Hải Lựu đều có trâu tham gia đấu giải. (Ảnh ĐCS)
Kể về giải chọi trâu, anh Quyết cho biết công cuộc tuyển lựa và huấn luyện trâu là vất vả nhất.
"Ngay sau khi lễ hội kết thúc, các ông chủ trâu (nài trâu) sẽ phải đi tuyển chọn trâu để mang về chăm sóc và huấn luyện, đánh giải cho năm kế tiếp. Công cuộc tìm kiếm, nuôi dưỡng và huấn luyện kéo dài cả năm chỉ để phục vụ 2 ngày lễ hội trong năm" - anh Quyết nói. (Ảnh ĐCS)
Trước khi diễn ra giải đấu một ngày, trâu chọi sẽ được chủ trâu dẫn đi tế Thành hoàng làng, sau đó trâu sẽ được gọi là "ông Cầu" trước khi đưa lên sới đấu. Các "ông Cầu" đều được đánh số, như con trâu mà anh Quyết đang huấn luyện được đánh số 15, sẽ được tham gia giải đấu lễ hội Tết Tân Sửu 2021.
"Không phải trâu nào cũng đáp ứng được yêu cầu, nên việc tìm được con trâu ưng ý rất khó. Vì thế, nhiều người phải lặn lội hàng trăm cây số lên tận Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu... thậm chí vào cả Đắk Lắk mới có thể tuyển chọn được. Trâu số 15 mà tôi đang đảm nhận chăm sóc được mua từ huyện Phúc Thọ (Hà Nội) với giá 100 triệu đồng, cũng phải săn lùng nhiều tháng trời mới tìm được" - Anh Quyết nói.
Theo anh Quyết, khi tuyển trâu chọi việc đầu tiên là phải để ý đến tiêu chuẩn mình dài, to, bốn chân lớn vững chắc, đôi mắt lì lợm, khoáy đóng loạn. Đặc biệt, không thể bỏ qua cặp sừng, bởi sừng là thứ vũ khí lợi hại của các "ông Cầu" khi giao đấu.
Trâu cần có cặp sừng hơi vòng cung, nhọn và độ mở của sừng vừa phải (khoảng từ 45 - 46 cm hoặc từ 60 - 61 cm) để khi giao đấu trâu có thể dễ dàng dùng sừng cáng vào khóe mắt, khóe tai, yết hầu của đối thủ... đây đều là vị trí yếu ớt nhất trên cơ thể của các ông cầu.
Anh Quyết chia sẻ: "Khi giao đấu, chỉ cần mất cảnh giác thì có thể ăn trọn miếng cáng vào mắt, hầu... mà ngã lăn ra sới. Bị dính đòn đau, nhiều ông cầu phải tháo chạy để thoát thân, mặc dù đối thủ có thể nhẹ cân hơn. Điều này cho thấy cặp sừng trên đầu các "ông Cầu" là một phần rất quan trọng quyết định chiến thắng khi giao đấu". (Ảnh ĐCS)
Việc tuyển chọn trâu đã khó, nhưng việc chăm sóc và huấn luyện trâu lại càng khó. Theo anh Quyết, chế độ ăn của trâu chọi khác hẳn với trâu thường. Trâu chọi phải được ăn sạch và ăn có điều độ, thức ăn của các ông cầu ngoài cỏ voi, rơm, cây ngô, cây mía còn phải bổ sung thêm mật mía, lúa mầm, thuốc B1.
Thậm chí, có chủ trâu còn cho trâu uống cả bia để tăng sự kích thích mỗi khi đưa trâu đi tập luyện ngoài bãi. Mỗi ông chủ trâu sẽ huấn luyện và có đấu pháp riêng. Tùy vào độ mở của sừng, và lối đánh của trâu mà huấn luyện trâu cho phù hợp nhất.
Trong quá trình huấn luyện trâu, mỗi ngày hai lần sáng và chiều đều đưa trâu ra các bãi đất để rèn luyện bằng cách cho chiến ngưu húc vào các mỏm, bờ đất cứng rồi đưa đến vườn cây luyện các thế đánh. Thậm chí, có những ông cầu sẽ được cho đi kéo gỗ để tăng cường sức khỏe.
Các mảng miếng rèn trâu chủ yếu là đòn hổ lao là miếng đánh dập từ xa, đây là đòn thiên về sức mạnh, nhiều "ông Cầu" đã chết ngay tại chỗ vì miếng đánh này, nhẹ hơn là bị choáng váng mất sức nghiêm trọng.
Ngoài ra, đòn đánh dùng sừng móc mắt, móc hầu, móc khóe tai làm cho đối phương khó chịu, thất thế nhanh chóng. Mặt khác, một số ông chủ trâu thống nhất với nhau cho trâu nhìn nhau từ xa để kích thích các ông cầu. Trước khi ra chiến khoảng một tháng, các chủ thường hãm trâu trong tối để tăng độ lỳ lợm, hung hãn cho các ông cầu.
Anh Quyết cho hay: "Nuôi trâu chọi vất vả lắm, nhưng tôi không ngại điều đó, dù trâu của mình có đoạt giải hay không thì tôi vẫn luôn tự hào và hạnh phúc khi mang lại niềm vui cho nhiều người trong những ngày đầu xuân".
Xem thêm video: Nhiều thay đổi tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. (Nguồn: Đài Truyền Hình Vĩnh Long)