Cận cảnh khu lấn biển bỏ hoang 6 năm bên phố biển Quy Nhơn Khu lấn biển Mũi Tấn dài 1 km sắp bị xén bớt 60% để trả lại vẻ đẹp cho bờ biển Quy Nhơn (Bình Định). Phần còn lại để làm công viên, dịch vụ giải trí phục vụ người dân, du khách.Toàn cảnh khu lấn biển Mũi Tấn bên đường Xuân Diệu (TP Quy Nhơn). Sau 6 năm bỏ hoang, khu lấn biển vừa được tỉnh Bình Định điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 chỉnh trang đô thị.Khu lấn biển Mũi Tấn gần với cửa biển ra vào cảng Quy Nhơn. Trong số 12 ha đất dự án lấn biển Mũi Tấn, địa phương này đồng ý cho doanh nghiệp cắt xén bớt 60% diện tích nhằm trả lại độ cong tự nhiên cho bãi biển. Phần đất còn lại địa phương xây công viên cây xanh, bãi đậu xe, khu dịch vụ du lịch, thương mại, khách sạn cao tầng.Năm 2013, Bình Định đồng ý cho một doanh nghiệp san lấp lấn biển tại khu vực Mũi Tấn với diện tích hơn 12 ha, chiếm 1 km bờ biển Quy Nhơn để làm cáp treo phục vụ du lịch. Tuy nhiên, sau khi san lấp, nhà đầu tư không thực hiện dự án cáp treo khiến khu đất bị bỏ hoang.Bờ biển Quy Nhơn dài 5 km có độ cong "vầng trăng khuyết" tuyệt đẹp từ Mũi Tấn đến Ghềnh Ráng bị biến dạng bởi phần san lấp.Tận dụng khu đất bỏ hoang, người dân phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn) vận chuyển cá đến phơi.Bà Nguyễn Thị Hà (ngụ phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) phàn nàn trong khi người dân không có đất làm ăn thì nhà nước cho doanh nghiệp lấn biển khu đất rộng lớn rồi bỏ hoang suốt 6 năm, rất lãng phí."Những năm trước họ rào chắn vây kín xung quanh gây ngột ngạt cho khu dân cư bên trong. Thời gian gần đây cơ quan chức năng của tỉnh tháo dỡ một số đoạn để dọn vệ sinh, chúng tôi mới có thể vào phơi cá tạm đỡ phải đi xa", bà Hà chỉ tay về phía hàng rào tôn chắn của khu đất nói.Theo người dân phường Hải Cảng, khu đất bỏ hoang nên mạnh ai nấy đổ xà bần, rác thải gây ô nhiễm môi trường. Nơi đây cũng từng xảy ra hỏa hoạn khiến người dân một phen hoảng loạn.Ông Nguyễn Thế Phụng (phường Hải Cảng) cho hay trước đây, tỉnh cho doanh nghiệp lấn biển, tác động dòng chảy, bít lối ra biển của dân rõ ràng là sai. Giờ biết địa phương cải tạo trả lại vẻ đẹp cho bãi biển Quy Nhơn và làm công viên công cộng, người dân nghe mừng vui lắm.Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, lý giải khu lấn biển Mũi Tấn bỏ hoang nhiều năm qua do giữa lãnh đạo tỉnh và nhà đầu tư không thống nhất được quy hoạch và chưa tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Năm nay, địa phương quyết xây xong bờ kè biển và công viên, trả lại không gian sinh hoạt cho người dân và du khách.Theo Chủ tịch tỉnh Bình Định, sau khi cắt xén điều chỉnh tạo độ cong cho bờ biển Quy Nhơn, phần đất còn lại sẽ làm công viên phục vụ cộng đồng. Khu vực này còn có bến du thuyền để tàu ra vào đưa đón khách đi tham quan biển, chứ không xây biệt thự.Đồ án điều chỉnh quy hoạch khu lấn biển Mũi Tấn được dựng bên bờ biển công khai với người dân. “Thiết kế hiện nay là phù hợp, tương lai trên khu lấn biển sẽ có công viên công cộng, phần diện tích nhỏ là khu khách sạn, thương mại dịch vụ, bến du thuyền, không có biệt thự. Chúng tôi đã cho người lấy ý kiến và người dân rất đồng thuận”, ông Dũng cho biết thêm.
Cận cảnh khu lấn biển bỏ hoang 6 năm bên phố biển Quy Nhơn Khu lấn biển Mũi Tấn dài 1 km sắp bị xén bớt 60% để trả lại vẻ đẹp cho bờ biển Quy Nhơn (Bình Định). Phần còn lại để làm công viên, dịch vụ giải trí phục vụ người dân, du khách.
Toàn cảnh khu lấn biển Mũi Tấn bên đường Xuân Diệu (TP Quy Nhơn). Sau 6 năm bỏ hoang, khu lấn biển vừa được tỉnh Bình Định điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 chỉnh trang đô thị.
Khu lấn biển Mũi Tấn gần với cửa biển ra vào cảng Quy Nhơn. Trong số 12 ha đất dự án lấn biển Mũi Tấn, địa phương này đồng ý cho doanh nghiệp cắt xén bớt 60% diện tích nhằm trả lại độ cong tự nhiên cho bãi biển. Phần đất còn lại địa phương xây công viên cây xanh, bãi đậu xe, khu dịch vụ du lịch, thương mại, khách sạn cao tầng.
Năm 2013, Bình Định đồng ý cho một doanh nghiệp san lấp lấn biển tại khu vực Mũi Tấn với diện tích hơn 12 ha, chiếm 1 km bờ biển Quy Nhơn để làm cáp treo phục vụ du lịch. Tuy nhiên, sau khi san lấp, nhà đầu tư không thực hiện dự án cáp treo khiến khu đất bị bỏ hoang.
Bờ biển Quy Nhơn dài 5 km có độ cong "vầng trăng khuyết" tuyệt đẹp từ Mũi Tấn đến Ghềnh Ráng bị biến dạng bởi phần san lấp.
Tận dụng khu đất bỏ hoang, người dân phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn) vận chuyển cá đến phơi.
Bà Nguyễn Thị Hà (ngụ phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) phàn nàn trong khi người dân không có đất làm ăn thì nhà nước cho doanh nghiệp lấn biển khu đất rộng lớn rồi bỏ hoang suốt 6 năm, rất lãng phí.
"Những năm trước họ rào chắn vây kín xung quanh gây ngột ngạt cho khu dân cư bên trong. Thời gian gần đây cơ quan chức năng của tỉnh tháo dỡ một số đoạn để dọn vệ sinh, chúng tôi mới có thể vào phơi cá tạm đỡ phải đi xa", bà Hà chỉ tay về phía hàng rào tôn chắn của khu đất nói.
Theo người dân phường Hải Cảng, khu đất bỏ hoang nên mạnh ai nấy đổ xà bần, rác thải gây ô nhiễm môi trường. Nơi đây cũng từng xảy ra hỏa hoạn khiến người dân một phen hoảng loạn.
Ông Nguyễn Thế Phụng (phường Hải Cảng) cho hay trước đây, tỉnh cho doanh nghiệp lấn biển, tác động dòng chảy, bít lối ra biển của dân rõ ràng là sai. Giờ biết địa phương cải tạo trả lại vẻ đẹp cho bãi biển Quy Nhơn và làm công viên công cộng, người dân nghe mừng vui lắm.
Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, lý giải khu lấn biển Mũi Tấn bỏ hoang nhiều năm qua do giữa lãnh đạo tỉnh và nhà đầu tư không thống nhất được quy hoạch và chưa tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Năm nay, địa phương quyết xây xong bờ kè biển và công viên, trả lại không gian sinh hoạt cho người dân và du khách.
Theo Chủ tịch tỉnh Bình Định, sau khi cắt xén điều chỉnh tạo độ cong cho bờ biển Quy Nhơn, phần đất còn lại sẽ làm công viên phục vụ cộng đồng. Khu vực này còn có bến du thuyền để tàu ra vào đưa đón khách đi tham quan biển, chứ không xây biệt thự.
Đồ án điều chỉnh quy hoạch khu lấn biển Mũi Tấn được dựng bên bờ biển công khai với người dân. “Thiết kế hiện nay là phù hợp, tương lai trên khu lấn biển sẽ có công viên công cộng, phần diện tích nhỏ là khu khách sạn, thương mại dịch vụ, bến du thuyền, không có biệt thự. Chúng tôi đã cho người lấy ý kiến và người dân rất đồng thuận”, ông Dũng cho biết thêm.