Theo lãnh đạo UBND tỉnh, dự án tuyến đường sắt Đà Lạt - Ninh Thuận trên có quy mô tầm Quốc gia với kinh phí trên 10.000 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức BOT kết hợp với BT. Trong đó, có đoạn leo đèo Krông Pha phải sử dụng đường ray răng cưa chuyên dụng.
|
Nhiều toa tàu trở thành sắt vụn tại tuyến đường sắt ở Đà Lạt sắp được khôi phục lại. |
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Công ty Bạch Đằng tiếp thu ý kiến của Cục Đường sắt Việt Nam, các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận để khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để Bộ GT&VT trình Chính phủ và Quốc hội xin chủ trương đầu tư theo quy định.
Được biết, đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt được người Pháp xây dựng từ năm 1908 đến năm 1932 thì hoàn thành. Tại tuyến này có 12 nhà ga, 5 hầm chui (tổng chiều dài 1.090m). Toàn tuyến có 2 đoạn phải sử dụng đường ray răng cưa dài gần 14km vượt đèo.
Từ năm 1968 tuyến đường sắt này ngừng khai thác và đến năm 1975 được khởi động lại nhưng chỉ chạy được 7 chuyến thì dừng hoạt động.
Năm 1986, toàn bộ đường ray, tà vẹt trên tuyến đường sắt này bị tháo gỡ, các đầu tàu chuyên dụng dùng để leo đèo sau đó cũng bị bán cho một doanh nghiệp của Thụy Sỹ với giá sắt vụn.