Cây sộp cổ thụ mọc ngay tại khu vực tổ 2, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Các bậc cao niên trong làng cho biết, cây sộp này có từ xa xưa, không ai biết cây mọc từ lúc nào, chỉ ước khoảng trên 400 năm tuổi. Cây phát triển tự nhiên quanh năm, cao khoảng 30m, đường kính bóng mát trên 20m, khi trời chuẩn bị mưa thì bộ rễ cây sộp chuyển sang màu trắng. Cụ Hà Công Thành (82 tuổi, sống tại tổ 2, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh) cho biết: “Tôi sinh ra ngay tại nơi đây, ngay từ nhỏ đã thấy cây sộp này rồi, còn về độ tuổi thì không ai biết được chính xác được, vì cây mọc khá lâu”. Theo cụ Thành, cây thường ra lộc vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, sau đó cho ra quả. Những quả sộp nhỏ, khi non có màu trắng, đến giai đoạn chín chuyển sang màu đỏ hồng nên những chú chim thường thích nhảy đến ăn. Riêng gốc cây có khoảng 20 người ôm vẫn không xuể, phần rễ đan xen lẫn nhau trong rất mát mắt, lá cây xanh mướt.Cụ Thành chia sẻ, người dân ven biển nơi đây rất quý cây sộp nên gìn giữ, bảo quản rất cẩn thận không cho trẻ con đến phá. Do cây to, lại mát mẻ nên người dân tận dụng bóng mát để buôn bán kinh doanh và nghỉ trưa. Cây sộp này được xem là gốc sộp duy nhất tại Khánh Hòa có tuổi đời rất cao và phát triển đẻ nhánh đều.Gốc cây cổ thụ khoảng 20 người ôm vẫn không xuể: Ảnh C.TMỗi năm sộp cho ra quả một lần: Ảnh C.T
Cây sộp cổ thụ mọc ngay tại khu vực tổ 2, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Các bậc cao niên trong làng cho biết, cây sộp này có từ xa xưa, không ai biết cây mọc từ lúc nào, chỉ ước khoảng trên 400 năm tuổi. Cây phát triển tự nhiên quanh năm, cao khoảng 30m, đường kính bóng mát trên 20m, khi trời chuẩn bị mưa thì bộ rễ cây sộp chuyển sang màu trắng.
Cụ Hà Công Thành (82 tuổi, sống tại tổ 2, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh) cho biết: “Tôi sinh ra ngay tại nơi đây, ngay từ nhỏ đã thấy cây sộp này rồi, còn về độ tuổi thì không ai biết được chính xác được, vì cây mọc khá lâu”. Theo cụ Thành, cây thường ra lộc vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, sau đó cho ra quả. Những quả sộp nhỏ, khi non có màu trắng, đến giai đoạn chín chuyển sang màu đỏ hồng nên những chú chim thường thích nhảy đến ăn. Riêng gốc cây có khoảng 20 người ôm vẫn không xuể, phần rễ đan xen lẫn nhau trong rất mát mắt, lá cây xanh mướt.
Cụ Thành chia sẻ, người dân ven biển nơi đây rất quý cây sộp nên gìn giữ, bảo quản rất cẩn thận không cho trẻ con đến phá. Do cây to, lại mát mẻ nên người dân tận dụng bóng mát để buôn bán kinh doanh và nghỉ trưa. Cây sộp này được xem là gốc sộp duy nhất tại Khánh Hòa có tuổi đời rất cao và phát triển đẻ nhánh đều.
Gốc cây cổ thụ khoảng 20 người ôm vẫn không xuể: Ảnh C.T
Mỗi năm sộp cho ra quả một lần: Ảnh C.T