Hàng cây xanh cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng, TP.HCM từ lâu là hình ảnh quen thuộc đối với người dân Sài Gòn.Hàng cây vươn cao dọc con đường, che mát cho người tham gia giao thông đồng thời mang lại mảng xanh trong lành cho khu vực trung tâm thành phố.Người dân nơi đây chia sẻ, để trồng được những hàng cây vươn cao tỏa bóng mát như ở tuyến đường này phải mất cả trăm năm.Tuy nhiên, theo nội dung Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bùi Xuân Cường trình bày trước phiên họp HĐND TP.HCM vào chiều 5/7, để phục vụ công tác xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, dự kiến sẽ chặt cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng hoặc di dời.Theo đó, việc đốn hạ, di dời cây xanh sẽ không thực hiện đồng loạt mà tiến hành theo từng đợt, tuỳ vào tiến độ thi công các hạng mục của cầu Thủ Thiêm 2.Dự kiến, trong số 258 cây xanh bị ảnh hưởng, có 125 cây loại 3 (cây cổ thụ, gồm 112 cây sọ khỉ, 13 cây lim sét), tập trung chủ yếu ở đoạn đường từ Lê Duẩn đến giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh - Lê Thánh Tôn.Việc phải đốn hạ hàng cây rợp bóng mát trên tuyến đường này khiến nhiều người dân tiếc nuối.Theo đánh giá của nhiều người dân sinh sống ở Sài Gòn, hàng cây trên đường Tôn Đức Thắng là hàng cây đẹp nhất ở thành phố.Nhiều cây tại đây đã có tuổi đời trên dưới 100 năm, tạo nên những gốc và bộ rễ khổng lồ.Anh Võ Đình Trung (công nhân xây dựng) chia sẻ: "Để trồng được hàng cây này phải tốn cả một đời người, nên việc phá bỏ chúng làm bản thân tôi rất tiếc nuối". Anh cùng đồng nghiệp hay trú mát và uống cà phê dưới bóng cây mỗi buổi sáng.Hàng cây cũng mang lại bóng mát cho những người lưu thông trên vỉa hè.Làm công việc bán báo ngay tại gốc cây ven đường, bà Nguyễn Kim Lan cho hay nếu hàng cây bị chặt, bà vẫn sẽ phải tiếp tục công việc này. "Cái nghề mình vậy rồi, không làm nữa thì đâu có tiền".Cùng chung suy nghĩ với bà Lan, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết vẫn sẽ tiếp tục ra đây lái xe ôm, dù có thể phải ngồi dưới trời nắng gắt.Sau khi di dời, cây xanh sẽ được bứng về chăm sóc tại lâm viên trường Đại học Nông lâm TP.HCM. Đối với những cây có chất lượng xấu hoặc khả năng sống thấp sau khi di dời, TP chủ trương đốn hạ và sử dụng gỗ thu hồi để chế tạo các sản phẩm công cộng.
Hàng cây xanh cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng, TP.HCM từ lâu là hình ảnh quen thuộc đối với người dân Sài Gòn.
Hàng cây vươn cao dọc con đường, che mát cho người tham gia giao thông đồng thời mang lại mảng xanh trong lành cho khu vực trung tâm thành phố.
Người dân nơi đây chia sẻ, để trồng được những hàng cây vươn cao tỏa bóng mát như ở tuyến đường này phải mất cả trăm năm.
Tuy nhiên, theo nội dung Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bùi Xuân Cường trình bày trước phiên họp HĐND TP.HCM vào chiều 5/7, để phục vụ công tác xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, dự kiến sẽ chặt cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng hoặc di dời.
Theo đó, việc đốn hạ, di dời cây xanh sẽ không thực hiện đồng loạt mà tiến hành theo từng đợt, tuỳ vào tiến độ thi công các hạng mục của cầu Thủ Thiêm 2.
Dự kiến, trong số 258 cây xanh bị ảnh hưởng, có 125 cây loại 3 (cây cổ thụ, gồm 112 cây sọ khỉ, 13 cây lim sét), tập trung chủ yếu ở đoạn đường từ Lê Duẩn đến giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh - Lê Thánh Tôn.
Việc phải đốn hạ hàng cây rợp bóng mát trên tuyến đường này khiến nhiều người dân tiếc nuối.
Theo đánh giá của nhiều người dân sinh sống ở Sài Gòn, hàng cây trên đường Tôn Đức Thắng là hàng cây đẹp nhất ở thành phố.
Nhiều cây tại đây đã có tuổi đời trên dưới 100 năm, tạo nên những gốc và bộ rễ khổng lồ.
Anh Võ Đình Trung (công nhân xây dựng) chia sẻ: "Để trồng được hàng cây này phải tốn cả một đời người, nên việc phá bỏ chúng làm bản thân tôi rất tiếc nuối". Anh cùng đồng nghiệp hay trú mát và uống cà phê dưới bóng cây mỗi buổi sáng.
Hàng cây cũng mang lại bóng mát cho những người lưu thông trên vỉa hè.
Làm công việc bán báo ngay tại gốc cây ven đường, bà Nguyễn Kim Lan cho hay nếu hàng cây bị chặt, bà vẫn sẽ phải tiếp tục công việc này. "Cái nghề mình vậy rồi, không làm nữa thì đâu có tiền".
Cùng chung suy nghĩ với bà Lan, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết vẫn sẽ tiếp tục ra đây lái xe ôm, dù có thể phải ngồi dưới trời nắng gắt.
Sau khi di dời, cây xanh sẽ được bứng về chăm sóc tại lâm viên trường Đại học Nông lâm TP.HCM. Đối với những cây có chất lượng xấu hoặc khả năng sống thấp sau khi di dời, TP chủ trương đốn hạ và sử dụng gỗ thu hồi để chế tạo các sản phẩm công cộng.