Hoa gạo là một miền ký ức của nhiều thế hệ. Trong quan niệm của làng quê Bắc Bộ, cây gạo được coi là loài cây “giữ ma” (Thần cây đa, ma cây gạo), vì vậy mà thường được trồng ở đầu làng, hoặc gần nghĩa địa, ngoài cánh đồng.Hoa gạo còn được gọi là hoa mộc miên, hoa pơ-lang, được trồng nhiều ở vùng ngoại thành Hà Nội. Trong đó, hàng cây hoa gạo tại thôn Đoan Nữ (Mỹ Đức, Hà Nội) là địa điểm được nhiều người biết tới nhất.Hàng cây gạo hai bên con đường dẫn lối vào khu nghĩa trang của thôn, ở hai bên là con kênh nước và đồng lúa xanh mướt mắt tạo thành hình ảnh đậm chất làng quê Việt Nam.Theo kinh nghiệm nhà nông xưa, hoa gạo là tín hiệu để nhận biết thời điểm giao mùa và chuyển đổi giống cây trồng cho phù hợp, truyền đời qua câu ca dao: "Bao giờ đom đóm bay ra Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng".Khi những người con của làng quê đi xa hoặc trở về, cây gạo là loài cây “tiễn biệt” và “chào đón”. Có lẽ vì vậy mà hình ảnh cây gạo luôn được những người con xa quê nhớ nhung da diết mỗi khi nghĩ về hình bóng quê hương!Hoa gạo năm cánh đỏ tươi, lúc rơi cánh hoa xoay như chóng chóng rất đẹp mắt. Những chùm hoa nở như những đốm lửa đang cháy bập bùng, quen thuộc như khúc sông, mái đình, cổng làng.Sự kết hợp những sắc màu của mùa xuân trong không gian làng quê giữa mùa hoa gạo tạo vẻ nên vẻ đẹp bình yên.Ông Nguyễn Văn Thành (Đoan Nữ, Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết: "Hàng cây gạo này là niềm tự hào của người dân thôn Đoan Nữ, cũng là những hình ảnh lưu giữ lại nét làng quê còn lại. Những năm trước, hàng cây gạo này luôn là nơi đông đúc mỗi dịp cuối tuần khi hoa gạo ở độ đẹp nhất".Mùa xuân về kéo theo mưa bụi bay nhè nhẹ, hoặc trong nắng vàng mật ong rót xuống, gạo như bừng tỉnh, sức sống trở nên mãnh liệt thể hiện qua những chùm hoa nở sung mãn.Cây gạo nở hoa đỏ rực cùng với bóng áo dài trắng nữ sinh trên chiếc xe đạp đã từng là hình ảnh thôn dã đặc trưng của đồng bằng Bắc bộ.Rặng cây gạo ở thôn Đoan Nữ (Mỹ Đức) vào mùa hoa thu hút giới trẻ kéo về chụp ảnh. Theo người dân thôn Đoan Nữ, năm nay hoa gạo có vẻ nở ít hơn những năm trước. Cả con đường có hàng trăm cây hoa gạo thì một nửa trong số đó đến thời điểm hiện tại chưa thấy có hiện tưọng nở hoa. Tuy nhiên, chỉ cần một nửa trong số những cây hoa gạo đó cũng đủ để làm đỏ rực một góc trời.Trước đây, hầu như làng quê Bắc Bộ nào cũng có một cây gạo, sừng sững giữa cánh đồng hay nép mình nơi cổng làng. Theo thời gian, những cây gạo đã chứng kiến sự thăng trầm của từng ngôi làng qua nhiều thế kỷ và gắn bó với tuổi thơ của biết bao người."Bao giờ cho đến tháng 3, hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn". Hoa gạo rụng báo hiệu sự chuyển giao của mùa đông lạnh giá để chuyển sang mùa hè.Hình ảnh cây hoa gạo gợi nhớ về một tuổi thơ và miền ký ức xa xưa.Giờ đây, hình ảnh những cây gạo đầu làng đã không còn phổ biến, càng khiến nhiều người thêm hoài niệm về những miền ký ức thời thơ ấu với những đóa mộc miên. >>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Rạo rực mùa hoa gạo. (Nguồn: VTV24)
Hoa gạo là một miền ký ức của nhiều thế hệ. Trong quan niệm của làng quê Bắc Bộ, cây gạo được coi là loài cây “giữ ma” (Thần cây đa, ma cây gạo), vì vậy mà thường được trồng ở đầu làng, hoặc gần nghĩa địa, ngoài cánh đồng.
Hoa gạo còn được gọi là hoa mộc miên, hoa pơ-lang, được trồng nhiều ở vùng ngoại thành Hà Nội. Trong đó, hàng cây hoa gạo tại thôn Đoan Nữ (Mỹ Đức, Hà Nội) là địa điểm được nhiều người biết tới nhất.
Hàng cây gạo hai bên con đường dẫn lối vào khu nghĩa trang của thôn, ở hai bên là con kênh nước và đồng lúa xanh mướt mắt tạo thành hình ảnh đậm chất làng quê Việt Nam.
Theo kinh nghiệm nhà nông xưa, hoa gạo là tín hiệu để nhận biết thời điểm giao mùa và chuyển đổi giống cây trồng cho phù hợp, truyền đời qua câu ca dao: "Bao giờ đom đóm bay ra Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng".
Khi những người con của làng quê đi xa hoặc trở về, cây gạo là loài cây “tiễn biệt” và “chào đón”. Có lẽ vì vậy mà hình ảnh cây gạo luôn được những người con xa quê nhớ nhung da diết mỗi khi nghĩ về hình bóng quê hương!
Hoa gạo năm cánh đỏ tươi, lúc rơi cánh hoa xoay như chóng chóng rất đẹp mắt. Những chùm hoa nở như những đốm lửa đang cháy bập bùng, quen thuộc như khúc sông, mái đình, cổng làng.
Sự kết hợp những sắc màu của mùa xuân trong không gian làng quê giữa mùa hoa gạo tạo vẻ nên vẻ đẹp bình yên.
Ông Nguyễn Văn Thành (Đoan Nữ, Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết: "Hàng cây gạo này là niềm tự hào của người dân thôn Đoan Nữ, cũng là những hình ảnh lưu giữ lại nét làng quê còn lại. Những năm trước, hàng cây gạo này luôn là nơi đông đúc mỗi dịp cuối tuần khi hoa gạo ở độ đẹp nhất".
Mùa xuân về kéo theo mưa bụi bay nhè nhẹ, hoặc trong nắng vàng mật ong rót xuống, gạo như bừng tỉnh, sức sống trở nên mãnh liệt thể hiện qua những chùm hoa nở sung mãn.
Cây gạo nở hoa đỏ rực cùng với bóng áo dài trắng nữ sinh trên chiếc xe đạp đã từng là hình ảnh thôn dã đặc trưng của đồng bằng Bắc bộ.
Rặng cây gạo ở thôn Đoan Nữ (Mỹ Đức) vào mùa hoa thu hút giới trẻ kéo về chụp ảnh. Theo người dân thôn Đoan Nữ, năm nay hoa gạo có vẻ nở ít hơn những năm trước. Cả con đường có hàng trăm cây hoa gạo thì một nửa trong số đó đến thời điểm hiện tại chưa thấy có hiện tưọng nở hoa. Tuy nhiên, chỉ cần một nửa trong số những cây hoa gạo đó cũng đủ để làm đỏ rực một góc trời.
Trước đây, hầu như làng quê Bắc Bộ nào cũng có một cây gạo, sừng sững giữa cánh đồng hay nép mình nơi cổng làng. Theo thời gian, những cây gạo đã chứng kiến sự thăng trầm của từng ngôi làng qua nhiều thế kỷ và gắn bó với tuổi thơ của biết bao người.
"Bao giờ cho đến tháng 3, hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn". Hoa gạo rụng báo hiệu sự chuyển giao của mùa đông lạnh giá để chuyển sang mùa hè.
Hình ảnh cây hoa gạo gợi nhớ về một tuổi thơ và miền ký ức xa xưa.
Giờ đây, hình ảnh những cây gạo đầu làng đã không còn phổ biến, càng khiến nhiều người thêm hoài niệm về những miền ký ức thời thơ ấu với những đóa mộc miên.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Rạo rực mùa hoa gạo. (Nguồn: VTV24)