Hải Dương thiệt hại nặng do bão số 3 Yagi

Google News

Sáng 8/9, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu chủ trì phiên họp để nghe các địa phương báo cáo thiệt hại và triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả bão số 3.

Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương, bão số 3 Yagi ảnh hưởng tới tỉnh Hải Dương từ trưa 7/9 đến 22h cùng ngày, tâm bão đi qua địa bàn tỉnh này. Bão số 3 đã gây mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to, gió bão mạnh cấp 12, giật cấp 13.
Theo báo cáo, bão số 3 đã gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, công trình giao thông, hệ thống công trình điện, viễn thông. Cụ thể, toàn tỉnh Hải Dương có khoảng 10.000 ha lúa bị đổ, khoảng 1.200 ha cây rau màu bị dập nát, hơn 600 ha cây ăn quả bị gãy, đổ.
Hai Duong thiet hai nang do bao so 3 Yagi
Nhiều cây lâu năm bị gãy đổ. 
Hai Duong thiet hai nang do bao so 3 Yagi-Hinh-2
Cây xanh dù được chằng chống cũng bị gió bão quật ngã. 
Hai Duong thiet hai nang do bao so 3 Yagi-Hinh-3
 
Hai Duong thiet hai nang do bao so 3 Yagi-Hinh-4
Một số tuyến đường của TP Hải Dương cây xanh bị đỗ gãy. 
Nhiều mái nhà tôn, cửa kính bị sập, tốc, hư hỏng, nhiều biển quảng cáo, cây bóng mát bị đổ, gãy, gây ách tắc giao thông. Toàn tỉnh Hải Dương có 26 cột điện bị gãy, đổ, gây mất điện diện rộng. Do đứt cáp quang, một số trạm BTS bị đổ nên hệ thống viễn thông bị gián đoạn, gây mất liên lạc.
Đáng chú ý, Hải Dương cũng ghi nhận thiệt hại về người do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, vào khoảng 16h ngày 7/9, ông Vương Văn B. (SN 1952, xã Minh Tân, huyện Nam Sách) đang ở khu gian bếp phía sau nhà kiên cố, thì bị mái tôn và tường sập đè vào tử vong tại chỗ.
Trước đó, khoảng 8h30' ngày 7/9, trên địa bàn xã Quang Minh (huyện Gia Lộc) cũng xảy ra một vụ đổ cây đổ đè vào người, khiến 1 nạn nhân tử vong. Chiều cùng ngày, ông An Văn Th. (SN 1980, ở xã Cao Thắng), cũng bị mái chống nóng ở tầng 2 của gia đình bay xuống đè vào người làm nạn nhân tử vong tại chỗ.
Hai Duong thiet hai nang do bao so 3 Yagi-Hinh-5
 
Hai Duong thiet hai nang do bao so 3 Yagi-Hinh-6
Mái tôn nhà dân ở chợ Bắc Kinh bị gió bão thổi bay.
Tại cuộc họp, các địa phương báo cáo đã triển khai một số biện pháp khắc phục hậu quả từ bão số 3 như khơi thông các tuyến đường giao thông bị ách tắc do cây đổ; kiểm tra, khắc phục sự cố tại các trường học bị thiệt hại…Đồng thời đề nghị khẩn trương khắc phục các sự cố điện, thông tin liên lạc.
Báo cáo của Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương, đến sáng sớm 8/9 đã khôi phục 19/23 trạm 110 kV gặp sự cố, mới cấp điện được khoảng 20.000 khách hàng, 649.000 khách hàng đang bị ảnh hưởng, chờ khắc phục. Với điều kiện thời tiết và nhân lực hiện tại, trong ngày 8/9, ngành điện của tỉnh Hải Dương sẽ khẩn trương khắc phục sự cố để cấp điện cho các hệ thống chính, nhất là cấp điện cho các trạm bơm; việc khắc phục để cấp điện sinh hoạt cho người dân sẽ đạt khoảng 60-70%.
Kết luận tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu biểu dương nỗ lực của các cấp, ngành, người dân trong việc phòng chống cơn bão rất mạnh; yêu cầu toàn tỉnh tập trung cao độ để khắc phục hậu quả sau bão số 3, đồng hành, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp quay trở lại cuộc sống thường nhật sớm nhất.
Hai Duong thiet hai nang do bao so 3 Yagi-Hinh-7
 Các công nhân môi trường đội mưa dọn dẹp cây xanh gãy đổ.
Hai Duong thiet hai nang do bao so 3 Yagi-Hinh-8
Người dân cùng công nhân môi trường dọn dẹp đường phố. 
Hai Duong thiet hai nang do bao so 3 Yagi-Hinh-9
 
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương tập trung khẩn trương khắc phục sự cố điện, cấp điện cho các hệ thống chính, nhất là các trạm bơm tiêu úng sớm nhất. Phân bổ nguồn lực khẩn trương cấp điện sinh hoạt cho người dân. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các nhà mạng khẩn trương khắc phục sự cố viễn thông.
Các địa phương rà soát, thống kê thiệt hại để có số liệu chính xác nhất. Đánh giá hậu quả thiệt hại, căn cứ hướng dẫn của ngành nông nghiệp, tài chính để thống kê, đề nghị hỗ trợ theo đúng quy định. Các sở, ban, ngành căn cứ vai trò, nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh Hải Dương khắc phục sự cố sau cơn bão số 3 sớm nhất, nhất là dự báo và xây dựng kế hoạch ứng phó với những nguy cơ tiềm ẩn sau cơn bão. Rà soát, phòng ngừa dịch bệnh về người, gia súc, gia cầm có thể xảy ra, bảo đảm vấn đề vệ sinh môi trường.
Tập trung khắc phục sự cố, thiệt hại tại các trường học, có kế hoạch điều chỉnh lịch học trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh khi đến trường.
Các địa phương có người dân di dời đến nơi tránh trú phải rà soát, kiểm tra tính an toàn của các công trình, nhà ở của người dân trước khi đưa người dân trở lại, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người dân. Quan tâm tới các gia đình, người bị thiệt hại bởi bão, người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế bị ảnh hưởng từ cơn bão, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Ghi nhận của PV Tri thức và Cuộc sống, sáng 8/9, sau khi bão số 3 đi qua, các tuyến phố của Hải Dương ngổn ngang cây đổ ngã, trong đó có nhiều cây cổ thụ, cây lâu năm. Một số tuyến phố như Nguyễn Lương Bằng, hàng cây mới trồng thay thế cây cũ chưa lâu cũng bị ngã đổ hàng loạt. Tình trạng cây xanh gãy đổ cũng xảy ra tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Sáng cùng ngày, lực lượng chức năng cùng người dân các địa phương ở Hải Dương đã tiến hành dọn dẹp cây xanh gãy đổ, giải tỏa các tuyến đường giao thông để sớm trở lại cuộc sống bình thường.
>>> Mời độc giả xem thêm video Phòng chống cháy nổ, an toàn điện khi đối diện với bão số 3
 

Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)