Sáng 8/9, lực lượng PCCC Hà Nội đã nhanh chóng có mặt tại các tuyến đường có cây xanh đổ để dọn dẹp, bảo đảm an toàn cho người dân sau khi bão số 3 đi qua.Nhiều tuyến đường di chuyển khó khăn do cây đổ nhiều.Theo báo cáo của Công an Hà Nội, tính đến thời điểm 22h00’ ngày 7/9/2024, Lực lượng Cảnh sát PCCC Công an Thành phố và Công an các đơn vị đã tiếp nhận, giải quyết gần 200 tin báo, trong đó có hơn 154 vụ cứu nạn cứu hộ do ảnh hưởng của bão Yagi gây ra (như: cây đổ, gãy, lật, bay mái nhà,…) trên địa bàn Thành phố.Qua đó đã điều động trên 290 lượt xe chữa cháy, CNCH, phương tiện phá dỡ, cứu nạn, cứu hộ… với hơn 2.000 lượt CBCS tham gia triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ.Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn thành phố có 2.455 cây đổ và 273 cành gãy. Cây đổ kết hợp mưa gió mạnh khiến 6 xe máy và 13 ô tô bị hư hỏng. Gió giật mạnh khiến 242 bức tường bao bị đổ. Lực lượng chức năng các quận, huyện đang tiến hành dọn dẹp hiện trường các cây xanh bị gãy, đổ...Cây đổ đã làm một số người chết và bị thương. Do ảnh hưởng của mưa bão, hầu hết các địa phương đều có các ảnh hưởng, thiệt hại khác xảy ra liên quan đến mất điện, sạt lở, sập đổ, tốc mái công trình, xe cộ hư hỏng…Trước cơn bão lịch sử, các cấp các ngành Hà Nội từ hai ngày nay đã chuyển trạng thái công tác. Tối qua, 7-9, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài cho biết đã trực tiếp gọi điện chỉ đạo 30/30 bí thư quận, huyện, thị ủy tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, bằng mọi biện pháp phải tiếp tục theo sát tình hình để bảo đảm an toàn cho dân.Phương châm ứng phó bão số 3 vẫn là "bốn tại chỗ", nhưngBì thư Thành ủy lưu ý với lãnh đạo các địa phương trên địa bàn là phải tiến hành một cách thực chất theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao , gồm chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ, không để bị động, bất ngờ với các tình huống.Hiện công tác ứng phó bão và ngập úng tại Hà Nội vẫn đang được tích cực triển khai, không lơ là.>>> Mời độc giả xem thêm video Bão số 3 áp sát, gió giật mạnh càn quét Quảng Ninh
Sáng 8/9, lực lượng PCCC Hà Nội đã nhanh chóng có mặt tại các tuyến đường có cây xanh đổ để dọn dẹp, bảo đảm an toàn cho người dân sau khi bão số 3 đi qua.
Nhiều tuyến đường di chuyển khó khăn do cây đổ nhiều.
Theo báo cáo của Công an Hà Nội, tính đến thời điểm 22h00’ ngày 7/9/2024, Lực lượng Cảnh sát PCCC Công an Thành phố và Công an các đơn vị đã tiếp nhận, giải quyết gần 200 tin báo, trong đó có hơn 154 vụ cứu nạn cứu hộ do ảnh hưởng của bão Yagi gây ra (như: cây đổ, gãy, lật, bay mái nhà,…) trên địa bàn Thành phố.
Qua đó đã điều động trên 290 lượt xe chữa cháy, CNCH, phương tiện phá dỡ, cứu nạn, cứu hộ… với hơn 2.000 lượt CBCS tham gia triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn thành phố có 2.455 cây đổ và 273 cành gãy. Cây đổ kết hợp mưa gió mạnh khiến 6 xe máy và 13 ô tô bị hư hỏng. Gió giật mạnh khiến 242 bức tường bao bị đổ. Lực lượng chức năng các quận, huyện đang tiến hành dọn dẹp hiện trường các cây xanh bị gãy, đổ...
Cây đổ đã làm một số người chết và bị thương. Do ảnh hưởng của mưa bão, hầu hết các địa phương đều có các ảnh hưởng, thiệt hại khác xảy ra liên quan đến mất điện, sạt lở, sập đổ, tốc mái công trình, xe cộ hư hỏng…
Trước cơn bão lịch sử, các cấp các ngành Hà Nội từ hai ngày nay đã chuyển trạng thái công tác. Tối qua, 7-9, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài cho biết đã trực tiếp gọi điện chỉ đạo 30/30 bí thư quận, huyện, thị ủy tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, bằng mọi biện pháp phải tiếp tục theo sát tình hình để bảo đảm an toàn cho dân.
Phương châm ứng phó bão số 3 vẫn là "bốn tại chỗ", nhưngBì thư Thành ủy lưu ý với lãnh đạo các địa phương trên địa bàn là phải tiến hành một cách thực chất theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao , gồm chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ, không để bị động, bất ngờ với các tình huống.
Hiện công tác ứng phó bão và ngập úng tại Hà Nội vẫn đang được tích cực triển khai, không lơ là.
>>> Mời độc giả xem thêm video Bão số 3 áp sát, gió giật mạnh càn quét Quảng Ninh