Cuối tháng 1/2023, dự án đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài với tổng mức đầu tư 340 tỷ đồng được thông xe sau nhiều lần lỗi hẹn. Các hạng mục của dự án như cây xanh, đèn chiếu sáng, biển báo... được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Nhưng sau một thời gian, hàng loạt cây xanh trên tuyến đường này đã có dấu hiệu khô héo, trơ trụi, mất sự sống.Theo ghi nhận của PV, ngày 3/4, nhà thầu thi công đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài đã khẩn trương thay thế, nhổ bỏ các cây nghi đã chết.Hàng loạt cây mới trồng bị xe cẩu nhổ bật gốc nằm la liệt trên đường.Nhiều cây vẫn còn nguyên màng bọc.Ông Nguyễn Huy, người dân sống tại đường Huỳnh Thúc Kháng cho biết: “Cây mới trồng cần có lưới bao để tránh vỡ bầu đất là đúng nguyên tắc. Nhưng phải tháo lưới ra để cho cây phát triển, nếu bọc kín, rễ không thể xuyên thủng để bám vào đất, nguy cơ chết và đổ rất cao. Còn không thì phải là lưới tự huỷ. Nhưng theo tôi thấy lưới này không có khả năng tự huỷ”.Được biết công nhân được chia làm 2 nhóm, trong đó, một nhóm có nhiệm vụ nhổ, xếp cây trên vỉa hè, nhóm còn lại cưa hạ để thuận tiện cho việc vận chuyển thân cây đi nơi khác.Một cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Q.Đống Đa (thuộc UBND Q.Đống Đa, là đại diện chủ đầu tư) cho biết, nguyên nhân khiến cây xanh chết khô hoặc có dấu hiệu sinh trưởng thấp là do thổ nhưỡng bị thay đổi đột ngột. Trước mắt, đơn vị xác định khoảng vài chục cây bị chết nên yêu cầu nhà thầu thi công thay thế. Hiện trách nhiệm quản lý, chăm sóc, bảo hành cây xanh mới trồng do nhà thầu thi công thực hiện.Việc nhổ cây chết được thực hiện từ đầu nút giao Huỳnh Thúc Kháng kéo dài - Nguyễn Chí Thanh.Các cây bị chết được chặt hạ, cắt xẻ thành đoạn nhỏ để vận chuyển đi nơi khác.Hàng cây chết khô trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài là cây nhội, thường mọc ở đồi núi. Loại cây này thuộc dòng cây thân gỗ, có thể cao tới hơn 20m, tán lá rộng nên được trồng trong các thành phố để tạo bóng mát.>>> Mời độc giả xem thêm video Kỳ lạ cái cây mọc ngược khiến các nhà thực vật học bối rối (Nguồn: Kienthucnet):
Cuối tháng 1/2023, dự án đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài với tổng mức đầu tư 340 tỷ đồng được thông xe sau nhiều lần lỗi hẹn. Các hạng mục của dự án như cây xanh, đèn chiếu sáng, biển báo... được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Nhưng sau một thời gian, hàng loạt cây xanh trên tuyến đường này đã có dấu hiệu khô héo, trơ trụi, mất sự sống.
Theo ghi nhận của PV, ngày 3/4, nhà thầu thi công đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài đã khẩn trương thay thế, nhổ bỏ các cây nghi đã chết.
Hàng loạt cây mới trồng bị xe cẩu nhổ bật gốc nằm la liệt trên đường.
Nhiều cây vẫn còn nguyên màng bọc.
Ông Nguyễn Huy, người dân sống tại đường Huỳnh Thúc Kháng cho biết: “Cây mới trồng cần có lưới bao để tránh vỡ bầu đất là đúng nguyên tắc. Nhưng phải tháo lưới ra để cho cây phát triển, nếu bọc kín, rễ không thể xuyên thủng để bám vào đất, nguy cơ chết và đổ rất cao. Còn không thì phải là lưới tự huỷ. Nhưng theo tôi thấy lưới này không có khả năng tự huỷ”.
Được biết công nhân được chia làm 2 nhóm, trong đó, một nhóm có nhiệm vụ nhổ, xếp cây trên vỉa hè, nhóm còn lại cưa hạ để thuận tiện cho việc vận chuyển thân cây đi nơi khác.
Một cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Q.Đống Đa (thuộc UBND Q.Đống Đa, là đại diện chủ đầu tư) cho biết, nguyên nhân khiến cây xanh chết khô hoặc có dấu hiệu sinh trưởng thấp là do thổ nhưỡng bị thay đổi đột ngột. Trước mắt, đơn vị xác định khoảng vài chục cây bị chết nên yêu cầu nhà thầu thi công thay thế. Hiện trách nhiệm quản lý, chăm sóc, bảo hành cây xanh mới trồng do nhà thầu thi công thực hiện.
Việc nhổ cây chết được thực hiện từ đầu nút giao Huỳnh Thúc Kháng kéo dài - Nguyễn Chí Thanh.
Các cây bị chết được chặt hạ, cắt xẻ thành đoạn nhỏ để vận chuyển đi nơi khác.
Hàng cây chết khô trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài là cây nhội, thường mọc ở đồi núi. Loại cây này thuộc dòng cây thân gỗ, có thể cao tới hơn 20m, tán lá rộng nên được trồng trong các thành phố để tạo bóng mát.
>>> Mời độc giả xem thêm video Kỳ lạ cái cây mọc ngược khiến các nhà thực vật học bối rối (Nguồn: Kienthucnet):