...Về khía cạnh kinh tế, cơ quan nào có chức năng kiểm định, cấp giấy chứng nhận hay công nhận về giá trị thị trường tiền tỉ của những cây lan đột biến hay đó chỉ là cách gây chú ý trong thời đại truyền thông xã hội nhiễu loạn?
|
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng - Ảnh: Báo Công an Nhân dân.
|
Theo tôi đây là kinh doanh đa cấp. Những người ban đầu đưa ra những cam kết và bằng chứng, họ đưa lên YouTube hình ảnh đang đếm hàng đống tiền, rất hấp dẫn. Nhiều người muốn giàu nhanh, không có tiền thì lấy sổ đỏ vay ngân hàng thế chấp, mong rằng giống người kia mua 1 tỉ bán 2 tỉ, thu lãi nhanh.
Phải nói là nhiều người thắng thật, trong quá trình từ 1 tỉ nhân lên nhiều người thu được nhiều tiền. Nhưng cây lan đến hàng trăm tỉ không bán được thì đương nhiên thua lỗ, mất nhà. Những người mua lan với giá cao khó bán lại lắm, lên đến vài trăm tỉ dễ gì mà bán được. Cho nên những người phía sau là những người thiệt.
Vấn đề đặt ra ở đây là lan đột biến đó có quá quý không? Tôi cho là không quá quý bởi lan đó chơi được bao nhiêu ngày? Lan biến dị không dễ dàng tồn tại mãi, nhân giống cũng không phải là chuyện dễ dàng. Những người trồng lan bình thường bán được vài chục nghìn, vài trăm nghìn là cùng. Nhưng lan đột biến người ta cứ đồn là quý lắm. Lúc đầu bán 1 tỉ, sau đó bán 2 tỉ, sau tăng lên 4 tỉ và đến hàng chục, hàng trăm tỉ… Đây gọi là hiện tượng “bong bóng”, nổi lên rồi vỡ, không tồn tại lâu được.
Tôi muốn nói với người dân không nên tin vào chuyện làm giàu chỉ trong một đêm, càng đừng vì ham giàu nhanh mà tham gia vào vụ mua bán lan đột biến này".
(Giáo sư, Nhà giáo nhân dân NGUYỄN LÂN DŨNG, Phó Chủ tịch thường trực Hội các ngành Sinh vật Việt Nam, cho biết trên Báo Công an Nhân dân ngày 18/4).