Cùng với Rộc Tưng - Gò Đá (thị xã An Khê, Gia Lai); Di tích khảo cổ Văn hoá Sa Huỳnh (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi); Di tích kiến trúc nghệ thuật Cụm đình Hương Canh (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc); Di tích lịch sử Đền thờ Vua Mai Hắc Đế (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An); Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc (thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cùng lúc được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
Các hố khai quật di tích sơ kỳ Đá cũ Rộc Tưng-Gò Đá (thị xã An Khê) được trưng bày phục vụ nghiên cứu và tham quan. Ảnh: GLO
Di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá thuộc xã Xuân An và Gò Đá nằm trên địa bàn phường An Bình, thị xã An Khê được các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước phát hiện từ giữa tháng 6/2014.
Với nhiều hiện vật đồ đá, địa tầng, di vật và kết quả phân tích những mảnh thiên thạch phát hiện tại đây đã khẳng định sự tồn tại một cộng đồng cư dân cổ cùng thành tựu văn hóa đầu tiên của loài người từ hơn 80 vạn năm trước. Điều này cũng đồng nghĩa sự hình thành và phát triển ở vùng đất này đã được định hình từ rất lâu, trở thành luận cứ vững chắc khẳng định giá trị bất biến về ý nghĩa khảo cổ học, lịch sử học của Rộc Tưng - Gò Đá.
Ngoài giá trị lịch sử của vùng đất Tây Sơn thượng đạo chứa đựng nhiều trầm tích văn hóa, lịch sử có giá trị, giờ đây thị xã An Khê sẽ được biết đến nhiều hơn bởi quần thể di tích cấp quốc gia Rộc Tưng - Gò Đá. Như vậy, đến thời điểm này, tỉnh Gia Lai có 13 di tích cấp tỉnh và 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.
Đánh giá cao cách làm và sự nỗ lực trong bảo vệ, quảng bá giá trị của di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá của địa phương, PGS-TS. Nguyễn Khắc Sử cho biết: “ Để phát huy giá trị đặc biệt của di tích, không chỉ An Khê mà tỉnh Gia Lai cần sớm có quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch bền vững…”
>>> Mời độc giả xem thêm video Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia: