Sáng 28/12, UBND TP. Hội An (Quảng Nam) tổ chức khởi công dự án tu bổ di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều). (Ảnh: Giáo dục & Thời đại).Dự án do Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An thực hiện quản lý với kinh phí hơn 20 tỷ đồng và được thực hiện trong 2 năm. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản cũng cử chuyên gia đến tham gia hỗ trợ tu bổ. (Ảnh: Tổ Quốc).Chùa Cầu - biểu tượng của phố cổ Hội An sẽ được trùng tu các hạng mục như: Gia cố hệ nền, móng, mố, trụ cầu; tu bổ hệ sàn, hệ khung gỗ, hệ mái,…(Ảnh: Tiền Phong).Ngoài ra, dự án sẽ tôn tạo cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật điện chiếu sáng cảnh quan, chống sét, phòng cháy chữa cháy, mạng internet, hệ thống camera an ninh... (Ảnh: Giáo dục & Thời đại).Trong quá trình thi công dự án, các đơn vị sẽ xây dựng nhà bao che, bảo quản di tích để đảm bảo an toàn giao thông dân sinh, phục vụ du khách tham quan. (Ảnh: Tiền Phong).Do xuống cấp, lực lượng chức năng gia cố Chùa Cầu bằng những thanh gỗ. (Ảnh: Tiền Phong).Hiện phần mố trụ phía dưới cầu hiện được chống đỡ bằng một số thanh gỗ. Khi trùng tu sẽ gia cố bơm keo, vữa vào các vết nứt, nạo vét bùn, vệ sinh và đổ bê tông gia cố móng. (Ảnh: Tiền Phong).Phần mái ngói sẽ được tháo dỡ theo trình tự, vệ sinh, phân loại bảo quản và tận dụng tối đa. Ngói thay mới tương đồng về kích cỡ, hình dáng, cấu trúc vật liệu với ngói cũ theo từng vị trí. (Ảnh: Giáo dục & Thời đại).Chùa Cầu Hội An cũng là biểu tượng tình hữu nghị và quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. (Ảnh: Tuổi trẻ Thủ đô).Tồn tại gần 400 năm, Chùa Cầu là địa điểm được du khách yêu thích. (Ảnh: Báo Chính phủ).Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP. Hội An, cho hay trải qua 400 năm tồn tại, chịu tác động của nhiều yếu tố về thời gian, môi trường tự nhiên và con người nên di tích đã và đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Giáo dục & Thời đại).Dù trải qua 7 lần sửa chữa, Chùa Cầu vẫn trong tình trạng xuống cấp nguy hiểm nên cần giải pháp trùng tu toàn diện. (Ảnh: Tiền Phong).Ông Phạm Phú Ngọc - Giám đốc Trung tâm Quản lý và bảo tồn Di sản văn hóa Hội An, cho biết trước khi tu bổ Chùa Cầu việc đánh giá hiện trạng kỹ thuật di tích được đặc biệt chú trọng và thực hiện kỹ lưỡng, từng chi tiết. Đồng thời tổ chức nhiều đợt khảo sát, đánh giá kết cấu và cấu kiện gỗ bằng sự kết hợp giữa máy móc thiết bị với kinh nghiệm của thợ mộc. (Ảnh: Tiền Phong).
Sáng 28/12, UBND TP. Hội An (Quảng Nam) tổ chức khởi công dự án tu bổ di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều). (Ảnh: Giáo dục & Thời đại).
Dự án do Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An thực hiện quản lý với kinh phí hơn 20 tỷ đồng và được thực hiện trong 2 năm. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản cũng cử chuyên gia đến tham gia hỗ trợ tu bổ. (Ảnh: Tổ Quốc).
Chùa Cầu - biểu tượng của phố cổ Hội An sẽ được trùng tu các hạng mục như: Gia cố hệ nền, móng, mố, trụ cầu; tu bổ hệ sàn, hệ khung gỗ, hệ mái,…(Ảnh: Tiền Phong).
Ngoài ra, dự án sẽ tôn tạo cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật điện chiếu sáng cảnh quan, chống sét, phòng cháy chữa cháy, mạng internet, hệ thống camera an ninh... (Ảnh: Giáo dục & Thời đại).
Trong quá trình thi công dự án, các đơn vị sẽ xây dựng nhà bao che, bảo quản di tích để đảm bảo an toàn giao thông dân sinh, phục vụ du khách tham quan. (Ảnh: Tiền Phong).
Do xuống cấp, lực lượng chức năng gia cố Chùa Cầu bằng những thanh gỗ. (Ảnh: Tiền Phong).
Hiện phần mố trụ phía dưới cầu hiện được chống đỡ bằng một số thanh gỗ. Khi trùng tu sẽ gia cố bơm keo, vữa vào các vết nứt, nạo vét bùn, vệ sinh và đổ bê tông gia cố móng. (Ảnh: Tiền Phong).
Phần mái ngói sẽ được tháo dỡ theo trình tự, vệ sinh, phân loại bảo quản và tận dụng tối đa. Ngói thay mới tương đồng về kích cỡ, hình dáng, cấu trúc vật liệu với ngói cũ theo từng vị trí. (Ảnh: Giáo dục & Thời đại).
Chùa Cầu Hội An cũng là biểu tượng tình hữu nghị và quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. (Ảnh: Tuổi trẻ Thủ đô).
Tồn tại gần 400 năm, Chùa Cầu là địa điểm được du khách yêu thích. (Ảnh: Báo Chính phủ).
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP. Hội An, cho hay trải qua 400 năm tồn tại, chịu tác động của nhiều yếu tố về thời gian, môi trường tự nhiên và con người nên di tích đã và đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Giáo dục & Thời đại).
Dù trải qua 7 lần sửa chữa, Chùa Cầu vẫn trong tình trạng xuống cấp nguy hiểm nên cần giải pháp trùng tu toàn diện. (Ảnh: Tiền Phong).
Ông Phạm Phú Ngọc - Giám đốc Trung tâm Quản lý và bảo tồn Di sản văn hóa Hội An, cho biết trước khi tu bổ Chùa Cầu việc đánh giá hiện trạng kỹ thuật di tích được đặc biệt chú trọng và thực hiện kỹ lưỡng, từng chi tiết. Đồng thời tổ chức nhiều đợt khảo sát, đánh giá kết cấu và cấu kiện gỗ bằng sự kết hợp giữa máy móc thiết bị với kinh nghiệm của thợ mộc. (Ảnh: Tiền Phong).