Di tích Phủ Trịnh thuộc làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1995. (Ảnh: Tiền Phong).Trong lịch sử, Phủ Trịnh được xây dựng trên diện tích khoảng 10ha, gồm có các hệ thống cung điện, đền đài khá hoàn chỉnh làm nơi thờ tự tổ tiên, nơi đặt hành dinh, nơi ăn ở của các chúa Trịnh (phủ từ, khu nội phủ, hành doanh, khu làm việc của các quan, khu thờ cúng, khu vườn hoa, bàn cờ… (Ảnh: Báo Văn Hóa).Theo thời gian, cũng như những biến cố lịch sử đặc thù, cụm di tích này chỉ còn duy nhất một tòa nhà 7 gian hình chữ nhất, lợp ngói, kiến trúc đơn giản và đang xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Pháp luật & Xã hội).Từ năm 2010, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Trịnh, nghè Vẹt và lăng mộ Thành tổ Triết vương Trịnh Tùng. Đến năm 2015, dự án tôn tạo khu di tích Phủ Trịnh được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt với kinh phí khoảng hơn 756 tỷ đồng. (Ảnh: Đại Đoàn Kết).Trong số này, ngân sách của tỉnh là 304 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện Vĩnh Lộc là hơn 71 tỷ đồng, vốn xã hội hoá và các nguồn huy động khác là hơn 380 tỷ đồng. (Ảnh: Đại Đoàn Kết).Năm 2019, dự án được HĐND tỉnh Thanh Hóa điều chỉnh chủ trương đầu tư (từ 3,84ha lên 13,06ha). Chủ đầu tư dự án là Sở VHTTDL, trong đó, phần giải phóng mặt bằng, tái định cư do UBND huyện Vĩnh Lộc làm chủ đầu tư. (Ảnh: Đại Đoàn Kết).Dự án đầu tư khu vực trong đê (6,49ha) bao gồm các hạng mục: Nhà đón tiếp, quảng bá lễ hội; nhà bia; cổng phủ từ; phủ từ; lầu ngâm thơ; hồ nước... (Ảnh: Đại Đoàn Kết).Khu vực ngoài đê (5,23ha) bao gồm các hạng mục: Chòi nghỉ; tam cấp lên xuống; sân lát đá xanh; kè và bậc bến thuyền. Bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư cho khoảng 210 hộ dân thuộc phạm vi thu hồi đất thực hiện dự án. (Ảnh: Đại Đoàn Kết).Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa, hiện tại dự án tôn tạo khu di tích Phủ Trịnh đang tạm dừng thi công do các hạng mục đang thi công phải điều chỉnh lại quy mô, kết cấu theo Nghị quyết số 211 (năm 2019) của HĐND tỉnh Thanh Hoá. Dự án này đang hoàn thiện hồ sơ để trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh. (Ảnh: Lao Động).Bên trong dự án, nhiều công trình đang xây dựng dang dở, được quây tôn, cỏ mọc um tùm. (Ảnh: Đại Đoàn Kết).Trước đó, do tiến độ triển khai thực hiện dự án chậm, khả năng giải ngân vốn không bảo đảm quy định phải điều chuyển vốn cho dự án khác. (Ảnh: Đại Đoàn Kết).
Di tích Phủ Trịnh thuộc làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1995. (Ảnh: Tiền Phong).
Trong lịch sử, Phủ Trịnh được xây dựng trên diện tích khoảng 10ha, gồm có các hệ thống cung điện, đền đài khá hoàn chỉnh làm nơi thờ tự tổ tiên, nơi đặt hành dinh, nơi ăn ở của các chúa Trịnh (phủ từ, khu nội phủ, hành doanh, khu làm việc của các quan, khu thờ cúng, khu vườn hoa, bàn cờ… (Ảnh: Báo Văn Hóa).
Theo thời gian, cũng như những biến cố lịch sử đặc thù, cụm di tích này chỉ còn duy nhất một tòa nhà 7 gian hình chữ nhất, lợp ngói, kiến trúc đơn giản và đang xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Pháp luật & Xã hội).
Từ năm 2010, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Trịnh, nghè Vẹt và lăng mộ Thành tổ Triết vương Trịnh Tùng. Đến năm 2015, dự án tôn tạo khu di tích Phủ Trịnh được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt với kinh phí khoảng hơn 756 tỷ đồng. (Ảnh: Đại Đoàn Kết).
Trong số này, ngân sách của tỉnh là 304 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện Vĩnh Lộc là hơn 71 tỷ đồng, vốn xã hội hoá và các nguồn huy động khác là hơn 380 tỷ đồng. (Ảnh: Đại Đoàn Kết).
Năm 2019, dự án được HĐND tỉnh Thanh Hóa điều chỉnh chủ trương đầu tư (từ 3,84ha lên 13,06ha). Chủ đầu tư dự án là Sở VHTTDL, trong đó, phần giải phóng mặt bằng, tái định cư do UBND huyện Vĩnh Lộc làm chủ đầu tư. (Ảnh: Đại Đoàn Kết).
Dự án đầu tư khu vực trong đê (6,49ha) bao gồm các hạng mục: Nhà đón tiếp, quảng bá lễ hội; nhà bia; cổng phủ từ; phủ từ; lầu ngâm thơ; hồ nước... (Ảnh: Đại Đoàn Kết).
Khu vực ngoài đê (5,23ha) bao gồm các hạng mục: Chòi nghỉ; tam cấp lên xuống; sân lát đá xanh; kè và bậc bến thuyền. Bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư cho khoảng 210 hộ dân thuộc phạm vi thu hồi đất thực hiện dự án. (Ảnh: Đại Đoàn Kết).
Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa, hiện tại dự án tôn tạo khu di tích Phủ Trịnh đang tạm dừng thi công do các hạng mục đang thi công phải điều chỉnh lại quy mô, kết cấu theo Nghị quyết số 211 (năm 2019) của HĐND tỉnh Thanh Hoá. Dự án này đang hoàn thiện hồ sơ để trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh. (Ảnh: Lao Động).
Bên trong dự án, nhiều công trình đang xây dựng dang dở, được quây tôn, cỏ mọc um tùm. (Ảnh: Đại Đoàn Kết).
Trước đó, do tiến độ triển khai thực hiện dự án chậm, khả năng giải ngân vốn không bảo đảm quy định phải điều chuyển vốn cho dự án khác. (Ảnh: Đại Đoàn Kết).