Nữ đại tá "dởm" lừa hơn 20 tỷ: Dưới hình ảnh là một nữ công an, có điều kiện kinh tế khá giả, Mai Thị Lan (Hà Nội) tìm "con mồi" và đặt vấn đề vay tiền, hùn vốn để làm ăn chung, xin việc rồi chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng của nhiều nạn nhân trên toàn quốc. Ngày 28/10, Lan bị khởi tố, bắt giam. Mất 2,6 tỷ sau cuộc điện thoại: Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đang xác minh, điều tra vụ giả danh công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 2,6 tỷ đồng. Nạn nhân là ông Q. (SN 1943 trú tại Cầu Giấy, Hà Nội). Đối tượng giả danh gọi điện thông báo đang điều tra về vụ án ma tuý liên quan đến ông Q. và yêu cầu ông chuyển 2,6 tỷ. Sau vụ việc, ông Q. đã trình báo công an. Nhóm "công an" xuyên quốc gia: Năm 2020, nhóm người quốc tịch Malaysia được một số người ở Đài Loan chỉ đạo nhập cảnh vào Việt Nam mua thông tin cá nhân. Sau đó giả danh số điện thoại của công an, Viện kiểm sát thông báo nợ tiền thanh toán qua thẻ ngân hàng, liên quan đến vụ án rửa tiền, ma túy... hòng đe dọa chiếm đoạt thông tin ngân hàng. Ước tính số tiền nhóm này đã chiếm đoạt hơn 500 tỷ đồng. Giả danh để tạo lòng tin với phụ nữ: Năm 2019, Lê Văn Đỉnh giả danh cán bộ công an, công tác tại Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động Đông Bắc II, khu Nà Tâm, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đối tượng tự trang bị cảnh phục, súng kim loại, còng số tám... để tạo lòng tin với một người phụ nữ để vay mượn tiền ước tính trên 4 tỷ đồng và 1 chiếc xe ô tô hiệu Mazda BKS 12C - 057.13. Chạy việc vào ngành công an bằng tiền tỷ: Ngày 26/2/2019, Trần Văn Khởi đến Công an tỉnh Quảng Ninh đầu thú và khai nhận hành vi giả danh công an chiếm đoạt tài sản. Theo đó, từ năm 2015 đến 2018, Khởi nhận của nạn nhận khoảng 1,1 tỷ đồng để chạy vào ngành công an. Từ nước ngoài chỉ đạo giả công an: Từ Đài Loan, Nguyễn Văn Phi gọi điện cho đồng bọn ở trong nước thực hiện thủ đoạn giả danh nhân viên viễn thông thông báo nợ tiền cước nên sẽ chuyển vụ việc sang công an để điều tra. Tiếp đó, các đối tượng tự xưng là công an đang điều tra về những vụ việc rửa tiền, buôn ma túy, mua bán trẻ em và đe dọa, yêu cầu nạn nhân phải chuyển tiền để phục vụ công tác điều tra. Lo sợ, 5 nạn nhân đã chuyển cho các đối tượng hơn 3,3 tỷ đồng. Giả mạo lệnh bắt để chiếm đoạt tài sản: Năm 2018, Công an tỉnh Trà Vinh tổ chức điều tra 5 vụ lừa đảo bằng thủ đoạn công nghệ cao chiếm đoạt 4,5 tỷ đồng của các nạn nhân. Nạn nhân bị lừa ít nhất là hơn 90 triệu đồng và nhiều nhất là hơn 2,7 tỷ đồng. Đáng chú ý, các đối tượng đều giả danh là công an, Viện kiểm sát và làm giả lệnh bắt hòng đe dọa nạn nhân, bắt chuyển tiền.Video: Facebook khoá trang giả mạo VTV
Nữ đại tá "dởm" lừa hơn 20 tỷ: Dưới hình ảnh là một nữ công an, có điều kiện kinh tế khá giả, Mai Thị Lan (Hà Nội) tìm "con mồi" và đặt vấn đề vay tiền, hùn vốn để làm ăn chung, xin việc rồi chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng của nhiều nạn nhân trên toàn quốc. Ngày 28/10, Lan bị khởi tố, bắt giam.
Mất 2,6 tỷ sau cuộc điện thoại: Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đang xác minh, điều tra vụ giả danh công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 2,6 tỷ đồng. Nạn nhân là ông Q. (SN 1943 trú tại Cầu Giấy, Hà Nội). Đối tượng giả danh gọi điện thông báo đang điều tra về vụ án ma tuý liên quan đến ông Q. và yêu cầu ông chuyển 2,6 tỷ. Sau vụ việc, ông Q. đã trình báo công an.
Nhóm "công an" xuyên quốc gia: Năm 2020, nhóm người quốc tịch Malaysia được một số người ở Đài Loan chỉ đạo nhập cảnh vào Việt Nam mua thông tin cá nhân. Sau đó giả danh số điện thoại của công an, Viện kiểm sát thông báo nợ tiền thanh toán qua thẻ ngân hàng, liên quan đến vụ án rửa tiền, ma túy... hòng đe dọa chiếm đoạt thông tin ngân hàng. Ước tính số tiền nhóm này đã chiếm đoạt hơn 500 tỷ đồng.
Giả danh để tạo lòng tin với phụ nữ: Năm 2019, Lê Văn Đỉnh giả danh cán bộ công an, công tác tại Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động Đông Bắc II, khu Nà Tâm, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đối tượng tự trang bị cảnh phục, súng kim loại, còng số tám... để tạo lòng tin với một người phụ nữ để vay mượn tiền ước tính trên 4 tỷ đồng và 1 chiếc xe ô tô hiệu Mazda BKS 12C - 057.13.
Chạy việc vào ngành công an bằng tiền tỷ: Ngày 26/2/2019, Trần Văn Khởi đến Công an tỉnh Quảng Ninh đầu thú và khai nhận hành vi giả danh công an chiếm đoạt tài sản. Theo đó, từ năm 2015 đến 2018, Khởi nhận của nạn nhận khoảng 1,1 tỷ đồng để chạy vào ngành công an.
Từ nước ngoài chỉ đạo giả công an: Từ Đài Loan, Nguyễn Văn Phi gọi điện cho đồng bọn ở trong nước thực hiện thủ đoạn giả danh nhân viên viễn thông thông báo nợ tiền cước nên sẽ chuyển vụ việc sang công an để điều tra. Tiếp đó, các đối tượng tự xưng là công an đang điều tra về những vụ việc rửa tiền, buôn ma túy, mua bán trẻ em và đe dọa, yêu cầu nạn nhân phải chuyển tiền để phục vụ công tác điều tra. Lo sợ, 5 nạn nhân đã chuyển cho các đối tượng hơn 3,3 tỷ đồng.
Giả mạo lệnh bắt để chiếm đoạt tài sản: Năm 2018, Công an tỉnh Trà Vinh tổ chức điều tra 5 vụ lừa đảo bằng thủ đoạn công nghệ cao chiếm đoạt 4,5 tỷ đồng của các nạn nhân. Nạn nhân bị lừa ít nhất là hơn 90 triệu đồng và nhiều nhất là hơn 2,7 tỷ đồng. Đáng chú ý, các đối tượng đều giả danh là công an, Viện kiểm sát và làm giả lệnh bắt hòng đe dọa nạn nhân, bắt chuyển tiền.