Ngôi đền Quan Sơn ở xã Tân Dân (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) được xây dựng rất đặc biệt với vật liệu chủ yếu là đá ong. Đây là loại vật liệu nhìn bên ngoài đơn sơ nhưng rất bền và chắc chắn. Ngôi đền hình thành từ xa xưa bằng nhiều vật liệu khác nhau và xuống cấp theo thời gian. Từ năm 2015-2017, người dân địa phương và con em xa quê đã cùng đóng góp 16 tỷ đồng để tôn tạo đền Quan Sơn trên diện tích khoảng 2.000m2.Để tạo nét đẹp riêng, người dân địa phương đã quyết định sử dụng vật liệu chủ chốt là hàng chục nghìn viên đá ong để xây đền. Điều này đã tạo nên vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính cho công trình thờ tự này.Nhiều hạng mục như cổng, nhà chờ, nhà đình, nhà trống, nhà hóa vàng, thành giếng, tường rào, bậc thang quanh khuôn viên đều được làm từ đá ong.Đá ong được mua từ các tỉnh phía Bắc. Từ những tảng đá gồ ghề, người thợ đã tỉ mẩn đục đẽo, mài cắt thành phiến đá, viên gạch sắc cạnh phù hợp với từng hạng mục.Những viên gạch, phiến đá được liên kết với nhau bằng mạch âm, kết dính với nhau bằng một loại keo đặc biệt.Hoa văn, họa tiết trên từng viên gạch được bàn tay tài hoa của người thợ tạo ra tinh xảo, đẹp mắt.Theo ông Trần Ngọc Minh, thủ nhang đền Quan Sơn, đá ong có đặc tính hấp thụ nhiệt kém, tỏa nhiệt nhanh. Vì thế, không gian nơi đây sẽ mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. "Người dân trong vùng thường đến đây thắp hương. Những ngày Rằm, lễ Tết, đền Quan Sơn đón nhiều du khách đến tham quan, chiêm bái", ông Minh nói.
Ngôi đền Quan Sơn ở xã Tân Dân (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) được xây dựng rất đặc biệt với vật liệu chủ yếu là đá ong. Đây là loại vật liệu nhìn bên ngoài đơn sơ nhưng rất bền và chắc chắn. Ngôi đền hình thành từ xa xưa bằng nhiều vật liệu khác nhau và xuống cấp theo thời gian. Từ năm 2015-2017, người dân địa phương và con em xa quê đã cùng đóng góp 16 tỷ đồng để tôn tạo đền Quan Sơn trên diện tích khoảng 2.000m2.
Để tạo nét đẹp riêng, người dân địa phương đã quyết định sử dụng vật liệu chủ chốt là hàng chục nghìn viên đá ong để xây đền. Điều này đã tạo nên vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính cho công trình thờ tự này.
Nhiều hạng mục như cổng, nhà chờ, nhà đình, nhà trống, nhà hóa vàng, thành giếng, tường rào, bậc thang quanh khuôn viên đều được làm từ đá ong.
Đá ong được mua từ các tỉnh phía Bắc. Từ những tảng đá gồ ghề, người thợ đã tỉ mẩn đục đẽo, mài cắt thành phiến đá, viên gạch sắc cạnh phù hợp với từng hạng mục.
Những viên gạch, phiến đá được liên kết với nhau bằng mạch âm, kết dính với nhau bằng một loại keo đặc biệt.
Hoa văn, họa tiết trên từng viên gạch được bàn tay tài hoa của người thợ tạo ra tinh xảo, đẹp mắt.
Theo ông Trần Ngọc Minh, thủ nhang đền Quan Sơn, đá ong có đặc tính hấp thụ nhiệt kém, tỏa nhiệt nhanh. Vì thế, không gian nơi đây sẽ mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. "Người dân trong vùng thường đến đây thắp hương. Những ngày Rằm, lễ Tết, đền Quan Sơn đón nhiều du khách đến tham quan, chiêm bái", ông Minh nói.