Những ngày cuối tháng 11, khi ánh bình minh bắt đầu le lói nơi cửa biển cũng là lúc những người dân vùng bãi ngang Hà Tĩnh hành nghề " đi giật lùi". Dọc bờ biển từ xã Thạch Kim đến xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà) có cả trăm người cùng ra biển để kéo cá, cào ngao.Người dân nơi đây gọi đây là nghề "đi giật lùi" vì tất cả mọi người từ kéo cá, cào ngao đều phải đi lùi về phía sau. Trong ảnh dụng cụ người dân dùng để đi bắt ngao là một chiếc cào tre dài chừng 1,5m có gắn một chiếc lưỡi sắt dài phía dưới.Để làm nghề này, các ngư dân bắt đầu công việc từ rất sớm, khoảng 4-5h sáng, họ bắt đầu ra bờ biển để đánh bắt hải sản. Ngư dân cho hay mùa này họ không ra khơi mà đánh bắt gần bờ, có những ngày trúng đậm hàng tấn cá.Khác với việc cào ngao, người dân kéo cá sẽ mang dây thừng thắt vào lưng để tạo lực, sau đó cùng đi lùi về phía sau kéo lưới vào bờ. Mỗi người sẽ đứng cách nhau khoảng 2-3m, đi theo từng nhịp bước để hợp sức.Khi lưới cá gần vào bờ, người dân sẽ cẩn thận di chuyển từng bước để tránh cá lọt ra ngoài."Đi giật lùi này là cách để nhóm người hợp lực cùng kéo cá vào bờ. Mỗi bên khoảng 5 người, khi đưa lưới ra bên ngoài thì dùng dây thừng, thắt vào phần lưng, bước đều từng nhịp để hợp sức. Nếu như lệch nhịp sẽ rất khó khăn, vì vậy người trước nhìn người sau cùng lùi đều về phía sau", ông Nguyễn Tài - thôn Hoà Bình, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà cho hay."Chỉ cần mang lưới ra kéo gần bờ, không mất chi phí xăng dầu nên nếu như trúng mẻ cá lớn thì người dân có thu nhập khá. Kéo cá như này dù hơi mệt nhưng vui, anh em vừa làm vừa trò chuyện được. Trong ngày chủ yếu kéo buổi sáng, nếu như hôm nào thời tiết đẹp, cá nhiều mới làm cả ngày", một người dân tại xã Thịnh Lộc cho hay.Mỗi ngày người dân sẽ kéo 4-5 đợt. Mỗi đợt sẽ mất khoảng 2-3h đồng hồ, có những hôm trúng đậm hàng tấn cá, tính ra mỗi người được trên 500 ngàn đồng/ngày.Nghề kéo lưới giật lùi này có hàng trăm người dân vùng bãi ngang ở huyện Lộc Hà theo nghề. Thời gian này khi giá cả xăng dầu tăng cao, họ chọn kéo cá gần bờ để giảm bớt chi phí mà có thu nhập khá hơn ra khơi."Nghề này chủ yếu phụ thuộc vào con nước (thủy triều). Khi nước xuống thì chúng tôi đi đánh bắt, đến khi nước lên sẽ ra về. Cào ngao này thực hiện một mình, không như kéo cá đông người hơn. Dù vậy nhưng công việc cào ngao này có thể phụ nữ, người già cũng làm được, nếu mà may mắn mỗi ngày cũng kiếm được từ 300-500 ngàn đồng", bà Nguyễn Thị Thuỷ (trú xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) cho hay.Sau nhiều giờ dầm mình dưới nước biển, người dân mang ngao, sò vào bờ để bán cho thương lái.Cá được đưa lên bờ bán cho thương lái hoặc người dân tự mang ra chợ để bán kiếm thêm thu nhập.
Những ngày cuối tháng 11, khi ánh bình minh bắt đầu le lói nơi cửa biển cũng là lúc những người dân vùng bãi ngang Hà Tĩnh hành nghề " đi giật lùi". Dọc bờ biển từ xã Thạch Kim đến xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà) có cả trăm người cùng ra biển để kéo cá, cào ngao.
Người dân nơi đây gọi đây là nghề "đi giật lùi" vì tất cả mọi người từ kéo cá, cào ngao đều phải đi lùi về phía sau. Trong ảnh dụng cụ người dân dùng để đi bắt ngao là một chiếc cào tre dài chừng 1,5m có gắn một chiếc lưỡi sắt dài phía dưới.
Để làm nghề này, các ngư dân bắt đầu công việc từ rất sớm, khoảng 4-5h sáng, họ bắt đầu ra bờ biển để đánh bắt hải sản. Ngư dân cho hay mùa này họ không ra khơi mà đánh bắt gần bờ, có những ngày trúng đậm hàng tấn cá.
Khác với việc cào ngao, người dân kéo cá sẽ mang dây thừng thắt vào lưng để tạo lực, sau đó cùng đi lùi về phía sau kéo lưới vào bờ. Mỗi người sẽ đứng cách nhau khoảng 2-3m, đi theo từng nhịp bước để hợp sức.
Khi lưới cá gần vào bờ, người dân sẽ cẩn thận di chuyển từng bước để tránh cá lọt ra ngoài.
"Đi giật lùi này là cách để nhóm người hợp lực cùng kéo cá vào bờ. Mỗi bên khoảng 5 người, khi đưa lưới ra bên ngoài thì dùng dây thừng, thắt vào phần lưng, bước đều từng nhịp để hợp sức. Nếu như lệch nhịp sẽ rất khó khăn, vì vậy người trước nhìn người sau cùng lùi đều về phía sau", ông Nguyễn Tài - thôn Hoà Bình, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà cho hay.
"Chỉ cần mang lưới ra kéo gần bờ, không mất chi phí xăng dầu nên nếu như trúng mẻ cá lớn thì người dân có thu nhập khá. Kéo cá như này dù hơi mệt nhưng vui, anh em vừa làm vừa trò chuyện được. Trong ngày chủ yếu kéo buổi sáng, nếu như hôm nào thời tiết đẹp, cá nhiều mới làm cả ngày", một người dân tại xã Thịnh Lộc cho hay.
Mỗi ngày người dân sẽ kéo 4-5 đợt. Mỗi đợt sẽ mất khoảng 2-3h đồng hồ, có những hôm trúng đậm hàng tấn cá, tính ra mỗi người được trên 500 ngàn đồng/ngày.
Nghề kéo lưới giật lùi này có hàng trăm người dân vùng bãi ngang ở huyện Lộc Hà theo nghề. Thời gian này khi giá cả xăng dầu tăng cao, họ chọn kéo cá gần bờ để giảm bớt chi phí mà có thu nhập khá hơn ra khơi.
"Nghề này chủ yếu phụ thuộc vào con nước (thủy triều). Khi nước xuống thì chúng tôi đi đánh bắt, đến khi nước lên sẽ ra về. Cào ngao này thực hiện một mình, không như kéo cá đông người hơn. Dù vậy nhưng công việc cào ngao này có thể phụ nữ, người già cũng làm được, nếu mà may mắn mỗi ngày cũng kiếm được từ 300-500 ngàn đồng", bà Nguyễn Thị Thuỷ (trú xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) cho hay.
Sau nhiều giờ dầm mình dưới nước biển, người dân mang ngao, sò vào bờ để bán cho thương lái.
Cá được đưa lên bờ bán cho thương lái hoặc người dân tự mang ra chợ để bán kiếm thêm thu nhập.