Kỳ Khang là xã ven biển của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) địa phương này hiện có hệ thống giếng cổ hàng trăm năm, độc đáo và kỳ bí. Được người dân nơi đây xem như báu vật chung tay trùng tu tôn tạo bảo vệ cho những thế hệ mai sau. Hệ thống giếng cổ này được bà con gọi với từ thân thương là giếng làng.Theo thông tin từ UBND xã Kỳ Khang, hiện địa phương đang có 8 chiếc giếng cổ nằm rải rác ở các thôn Đồng Tiến, Tiến Thành, Vĩnh Phú, Phú Thượng. Đặc biệt có 3 giếng cổ xây dựng theo kỹ thuật xưa của người Chăm Pa, đáy và thành giếng phần dưới nước được lót bằng gỗ, nằm ở các thôn Sơn Hải và Trung Tiến.Theo người dân nơi đây, dù có nắng hạn thế nào thì hệ thống giếng cổ không bao giờ cạn nước. Các giếng đều có cấu trúc chung là hình tròn và hình vuôngĐặc biệt tại khu vực giếng cổ ở thôn Sơn Hải có 1 phiến đá, bên trong có hình giống như một bàn chân người, tương truyền đây là dấu chân tiên để lại nên giếng được đặt tên giếng Tiên.Anh Nguyễn Tiến Lành, ở thôn Sơn Hải, nhà cạnh giếng Tiên đang chỉ cho phóng viên phiến đá ghi dấu chân người. Theo anh Lành, giếng Tiên là niềm tự hào của bà con nơi đây nên tất cả đều chung tay góp sức tôn tạo và bảo vệ.Xung quang giếng Tiên được bao bọc bởi một hồ nước với những bông súng khoe sắc khiến cảnh quan nơi đây càng thêm đẹp và thơ mộng.Được xem như “báu vật” trong làng nên hệ thống giếng cổ nơi đây đều được bà con đóng góp để trùng tu, tôn tạo, gìn giữ cho muôn đời sauAnh Tô Viết Hùng (thôn Tiến Thành), nhà cạnh giếng cổ cho hay, dù ngày nay đã có nước máy sạch, song gia đình anh vẫn thường xuyên sử dụng nước giếng làng để rửa đồ, tắm giặt... Ông Nguyễn Thanh Tư, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Khang cho hay, về niên đại của các giếng làng, giếng cổ thì có nhiều thông tin khác nhau nên chưa thể xác định chính xác. Đối với giếng cổ ở thôn Sơn Hải có thông tin được hình thành từ khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Địa phương đã phối hợp với Sở VHTT&DL, Bảo tàng tỉnh về xây dựng hồ sơ công nhận di tích, tuy nhiên do vướng một số thủ tục nên vẫn chưa được công nhận. Hệ thống giếng cổ trên địa bàn là báu vật của bà con nơi đây, là mạch nguồn văn hoá giáo dục truyền thống của người dân ven biển. >>> Mời độc giả xem thêm video Kinh ngạc ngôi làng “ẩn mình dưới đáy giếng” suốt ngàn năm:
Kỳ Khang là xã ven biển của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) địa phương này hiện có hệ thống giếng cổ hàng trăm năm, độc đáo và kỳ bí. Được người dân nơi đây xem như báu vật chung tay trùng tu tôn tạo bảo vệ cho những thế hệ mai sau. Hệ thống giếng cổ này được bà con gọi với từ thân thương là giếng làng.
Theo thông tin từ UBND xã Kỳ Khang, hiện địa phương đang có 8 chiếc giếng cổ nằm rải rác ở các thôn Đồng Tiến, Tiến Thành, Vĩnh Phú, Phú Thượng. Đặc biệt có 3 giếng cổ xây dựng theo kỹ thuật xưa của người Chăm Pa, đáy và thành giếng phần dưới nước được lót bằng gỗ, nằm ở các thôn Sơn Hải và Trung Tiến.
Theo người dân nơi đây, dù có nắng hạn thế nào thì hệ thống giếng cổ không bao giờ cạn nước. Các giếng đều có cấu trúc chung là hình tròn và hình vuông
Đặc biệt tại khu vực giếng cổ ở thôn Sơn Hải có 1 phiến đá, bên trong có hình giống như một bàn chân người, tương truyền đây là dấu chân tiên để lại nên giếng được đặt tên giếng Tiên.
Anh Nguyễn Tiến Lành, ở thôn Sơn Hải, nhà cạnh giếng Tiên đang chỉ cho phóng viên phiến đá ghi dấu chân người. Theo anh Lành, giếng Tiên là niềm tự hào của bà con nơi đây nên tất cả đều chung tay góp sức tôn tạo và bảo vệ.
Xung quang giếng Tiên được bao bọc bởi một hồ nước với những bông súng khoe sắc khiến cảnh quan nơi đây càng thêm đẹp và thơ mộng.
Được xem như “báu vật” trong làng nên hệ thống giếng cổ nơi đây đều được bà con đóng góp để trùng tu, tôn tạo, gìn giữ cho muôn đời sau
Anh Tô Viết Hùng (thôn Tiến Thành), nhà cạnh giếng cổ cho hay, dù ngày nay đã có nước máy sạch, song gia đình anh vẫn thường xuyên sử dụng nước giếng làng để rửa đồ, tắm giặt...
Ông Nguyễn Thanh Tư, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Khang cho hay, về niên đại của các giếng làng, giếng cổ thì có nhiều thông tin khác nhau nên chưa thể xác định chính xác. Đối với giếng cổ ở thôn Sơn Hải có thông tin được hình thành từ khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Địa phương đã phối hợp với Sở VHTT&DL, Bảo tàng tỉnh về xây dựng hồ sơ công nhận di tích, tuy nhiên do vướng một số thủ tục nên vẫn chưa được công nhận. Hệ thống giếng cổ trên địa bàn là báu vật của bà con nơi đây, là mạch nguồn văn hoá giáo dục truyền thống của người dân ven biển.
>>> Mời độc giả xem thêm video Kinh ngạc ngôi làng “ẩn mình dưới đáy giếng” suốt ngàn năm: