Phường Yên Nghĩa, (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) có nhiều giếng cổ kích thước rất lớn. Người dân cho biết, giếng có từ khi xây đình niên đại cả trăm năm. Trước đây, giếng cổ là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho người dân địa phương. Đây là một trong những giếng cổ tại Hà Nội được nhiều người quan tâm.Trong đó phải kể đến giếng làng Yên Lộ nằm ven đê Yên Nghĩa, nhìn từ trên cao có thể nhìn thấy rõ qui mô và kích thước rất lớn giếng cổ này. Người dân địa phương coi giếng cổ này là một "báu vật" thiêng liêng của dân làng. Giếng có đường kính miệng lên đến 30m, bề mặt bao phủ một diện tích 800m2. Độ sâu của giếng nước đạt 8m. Ở phía sát chân đê có một lối với hàng chục bậc thang để đi xuống. Xung quanh giếng cổ được người dân địa phương cải tạo, nâng cấp, tường bao được kè bằng đá ong từ dưới đáy giếng lên trên. Giếng có 3 hiện vật đi kèm bao gồm: Một cối đá, một tấm bia đá và một cây đại. Hiện tại cây đại đã không còn. Giếng làng Yên Lộ xưa là nguồn cung cấp nước sạch cho cả làng, chiếc cối đá chuyên dùng để giã gạo đồ xôi, nấu cơm làm lễ mỗi khi có những sự kiện quan trọng như lễ hội, Tết Nguyên đán...Đây là công trình Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Đảng ủy - Uỷ ban Nhân dân phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông).Sau khi được tôn tạo với một hàng rào bảo vệ bao quanh, bên trong có một hành lang tròn bao lấy miệng giếng và bố trí hàng chục ghế đá để làm chỗ vui chơi thư giãn giống như bến nước xưa vẫn là nơi sinh hoạt cộng đồng.Cũng tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) còn một chiếc giếng cổ khổng lồ khác mới được người dân địa phương cải tạo, nâng cấp trở thành một công viên thu nhỏ.Giếng cổ này nằm ở đầu đường Nghĩa Bình (phường Yên Nghĩa, Hà Đông), có kích thước không lớn bằng giếng cổ làng Yên Lộ.Người dân địa phương cũng đã cải tạo giếng cổ này một cách tổng thể bao gồm vét bùn, xây hệ thống tường bao từ đáy giếng lên cao. Toàn bộ vật liệu để xây thành giếng là đá ong. Từ khi giếng cổ được cải tạo khang trang sạch sẽ, khuôn viên giếng cổ trở thành một công viên thu nhỏ thu hút người lớn trẻ nhỏ vui chơi, tập thể dục mỗi buổi chiều tà.Nhìn từ trên cao, giếng cổ án ngữ ở đầu làng, bên cạnh giếng còn có một cây đa lớn, mang dáng dấp, hồn cốt của làng quê Việt Nam.>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Bí ẩn giếng cổ có "Thần Khuyển" canh giữ suốt 300 năm ở Bắc Giang. (Nguồn: Tạp chí cuộc sống).
Phường Yên Nghĩa, (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) có nhiều giếng cổ kích thước rất lớn. Người dân cho biết, giếng có từ khi xây đình niên đại cả trăm năm. Trước đây, giếng cổ là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho người dân địa phương. Đây là một trong những giếng cổ tại Hà Nội được nhiều người quan tâm.
Trong đó phải kể đến giếng làng Yên Lộ nằm ven đê Yên Nghĩa, nhìn từ trên cao có thể nhìn thấy rõ qui mô và kích thước rất lớn giếng cổ này. Người dân địa phương coi giếng cổ này là một "báu vật" thiêng liêng của dân làng.
Giếng có đường kính miệng lên đến 30m, bề mặt bao phủ một diện tích 800m2. Độ sâu của giếng nước đạt 8m. Ở phía sát chân đê có một lối với hàng chục bậc thang để đi xuống. Xung quanh giếng cổ được người dân địa phương cải tạo, nâng cấp, tường bao được kè bằng đá ong từ dưới đáy giếng lên trên.
Giếng có 3 hiện vật đi kèm bao gồm: Một cối đá, một tấm bia đá và một cây đại. Hiện tại cây đại đã không còn. Giếng làng Yên Lộ xưa là nguồn cung cấp nước sạch cho cả làng, chiếc cối đá chuyên dùng để giã gạo đồ xôi, nấu cơm làm lễ mỗi khi có những sự kiện quan trọng như lễ hội, Tết Nguyên đán...
Đây là công trình Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Đảng ủy - Uỷ ban Nhân dân phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông).
Sau khi được tôn tạo với một hàng rào bảo vệ bao quanh, bên trong có một hành lang tròn bao lấy miệng giếng và bố trí hàng chục ghế đá để làm chỗ vui chơi thư giãn giống như bến nước xưa vẫn là nơi sinh hoạt cộng đồng.
Cũng tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) còn một chiếc giếng cổ khổng lồ khác mới được người dân địa phương cải tạo, nâng cấp trở thành một công viên thu nhỏ.
Giếng cổ này nằm ở đầu đường Nghĩa Bình (phường Yên Nghĩa, Hà Đông), có kích thước không lớn bằng giếng cổ làng Yên Lộ.
Người dân địa phương cũng đã cải tạo giếng cổ này một cách tổng thể bao gồm vét bùn, xây hệ thống tường bao từ đáy giếng lên cao. Toàn bộ vật liệu để xây thành giếng là đá ong.
Từ khi giếng cổ được cải tạo khang trang sạch sẽ, khuôn viên giếng cổ trở thành một công viên thu nhỏ thu hút người lớn trẻ nhỏ vui chơi, tập thể dục mỗi buổi chiều tà.
Nhìn từ trên cao, giếng cổ án ngữ ở đầu làng, bên cạnh giếng còn có một cây đa lớn, mang dáng dấp, hồn cốt của làng quê Việt Nam.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Bí ẩn giếng cổ có "Thần Khuyển" canh giữ suốt 300 năm ở Bắc Giang. (Nguồn: Tạp chí cuộc sống).