Ngày 18/10, tại Bệnh viện Quân y 268, phường Thuận Lộc, TP Huế, diễn ra lễ tang 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh ở Rào Trăng.13 cán bộ, chiến sĩ hi sinh tại tiểu khu 67 Trạm Kiểm lâm Sông Bồ (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) vào 0h ngày 13/10 sau vụ sạt lở đất tại đây. Thời điểm đó đoàn đang trên đường thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, tìm kiếm cứu nạn các công nhân bị vùi lấp tại Thủy điện Rào Trăng 3. Sự hy sinh của các chiến sĩ thể hiện tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm, không quản ngại hiểm nguy, lấy nhiệm vụ cứu tính mạng của người dân đang bị nạn đặt lên trên hết. Chuyến hành quân cuối cùng của họ đã khiến đồng bào cả nước xúc động, tiếc thương.Tinh thần người lính bộ đội cụ Hồ đúc kết trong câu nói của Thiếu tướng Nguyễn Văn Man - Phó Tư lệnh Quân khu 4 trong một clip cuối cùng của đoàn được ghi lại trước khi gặp nạn: "Việc thì gấp, vì nhiệm vụ, vì nhân dân chúng ta phải làm". Trước khi lên đường, tướng Man cũng nói với Thủ trưởng của mình và các đồng đội: Nhân dân đang cần chúng ta từng giờ, từng phút, dù khó khăn thế nào cũng phải đi, kể cả có hy sinh.Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng BQP khẳng định: “Sự hy sinh của 13 đồng chí trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn là vô cùng to lớn, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, chiến sĩ toàn quân và đồng bào cả nước. Sự hy sinh ấy một lần nữa khẳng định rằng, trong bất kỳ tình huống nào, dù gian khổ, hiểm nguy tới đâu, cán bộ, đảng viên của Đảng và cán bộ, chiến sĩ Quân đội cũng sẵn sàng xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; luôn tận tuỵ vì nước, vì dân, góp phần tô thắm phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Cán bộ, chiến sĩ toàn quân và đồng bào cả nước khắc ghi sâu đậm tinh thần quả cảm và sự hy sinh cao cả của các đồng chí”.Khi thăm và làm việc tại Quân khu 4, ngày 16/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ xúc động khi nghe thông tin về sự cố đặc biệt nghiêm trọng đối với các đồng chí của Quân khu 4 trong tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở Rào Trăng 3. Thủ tướng nêu rõ, Quân đội trong thời bình là đội quân chiến đấu, đội quân sản xuất, đội quân phục vụ nhân dân khi cần thiết nhất là lúc thiên tai. Quân đội ta nói chung, Quân khu 4 nói riêng không quản ngại hy sinh gian khổ, luôn thể hiện tinh thần tất cả vì cuộc sống bình yên của nhân dân, đặc biệt là phẩm chất sẵn sàng cứu dân, hy sinh giúp dân khi gặp nạn. Đó là phẩm chất quý báu của quân đội ta và đặc biệt là Quân khu đóng ở địa bàn thường xuyên xảy ra thiên tai.Tinh thần của tướng Nguyễn Văn Man cũng là tinh thần của mỗi người lính. Ngay khi nhận được thông tin vụ sạt lở xảy ra ở Tiểu khu 67 và ở Rào Trăng 3, hàng nghìn người lính đã tức tốc lên đường, không quản ngại gian khó hiểm nguy để mở đường vào hiện trường tìm kiếm đồng đội và các công nhân gặp nạn.Những người lính không ngại khó khăn để khẩn trương tìm kiếm các đồng đội mất tích trong vụ sạt lở ở tiểu khu 67. Họ thức đêm hôm cứu hộ và nỗ lực ấy đã tìm thấy 13 thi thể các cán bộ chiến sĩ hi sinh.Hiện nay lực lượng quân đội tiếp tục công tác tìm kiếm 15 công nhân mất tích sau vụ sạt lở ở Rào Trăng. Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 cho biết tại hiện trường, mưa rất lớn nên công tác tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn. Các lực lượng đang tiến hành tiếp cận hiện trường bằng cả đường bộ và đường không. Bộ Quốc phòng, Công an đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện để tiếp tục đẩy nhanh tốc độ công tác tìm kiếm cứu nạn các công nhân còn mất tích. Ảnh Quân khu 4.Sáng 18/10 Ban Chỉ huy phòng chống bão lụt, cứu hộ cứu nạn Quân khu 4 đã tổ chức 2 mũi cứu hộ bằng đường sông và đường bộ với lực lượng gần 1.000 người và hơn 150 xe cơ giới các loại cho thủy điện Rào Trăng 3.Vào khoảng 1h ngày 18/10, tại xã Hướng Phùng, huyện miền núi Hướng Hóa xảy ra vụ sạt lở đất khiến 22 cán bộ, chiến sỹ của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 thuộc Quân khu 4 bị vùi lấp.Ngay khi nhận được thông tin vụ việc, lực lượng quân đội Quân khu 4 tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; đồng thời phải bảo đảm tuyệt đối an toàn. Chiều 18/10 lực lượng công binh dẫn theo chó nghiệp vụ đi bộ khoảng 2 km từ điểm sạt lở gây tắc đường vào thôn Cợp, xã Hướng Phùng, hiện trường vụ sạt lở đất để tìm kiếm nạn nhân mất tích. Khó khăn nhất hiện nay là mưa liên tục, gây nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và khó khắc phục triệt để các điểm sạt lở để thông đường vào hiện trường. Với sự nỗ lực của các lực lượng cứu hộ, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy 14 thi thể cán bộ, chiến sĩ tại hiện trường vụ sạt lở đất ở thôn Cợp, xã Hướng Phùng. Rạng sáng 19/10, sau nhiều nỗ lực, lực lượng chức năng đã thông xe tạm thời đường vào điểm sạt lở ở thôn Cợp, để một số xe cứu thương và xe làm nhiệm vụ tiếp cận hiện trường. Sáng ngày 19/10, các xe cứu thương đã vào hiện trường vụ sạt lở đất tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị để đưa thi thể các cán bộ, chiến sỹ đã được tìm thấy trong ngày 18/10 về thành phố Đông Hà (Quảng Trị).Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, sau khi nhận được báo cáo của Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã nhanh chóng thành lập Đoàn công tác do ông làm Trưởng đoàn cùng Phó Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Văn Nghĩa đi cùng để vào khảo sát, nắm tình hình, chỉ đạo Quân khu 4, cùng với các lực lượng của toàn quân và địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ sạt lở.Trong đợt mưa lũ miền Trung, không chỉ tham gia cứu hộ các vụ sạt lở, lực lượng quân đội đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người dân các khu vực ngập lụt, đảm bảo an toàn tài sản tính mạng cho nhân dân.Tại cuộc họp sáng 18/10 của Bộ Quốc phòng triển khai các biện pháp cấp bách tìm kiếm, cứu nạn và bảo đảm an toàn cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân tại các tỉnh miền Trung, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu, với trách nhiệm cao nhất của Quân đội, không được để dân đói, dân rét, dân bị bệnh tật trong bão lũ; phải khẩn trương đưa dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, phải đặt lên hàng đầu công tác bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng bám sát tình hình, nâng cao tính dự báo, theo dõi sát tình hình thời tiết, mưa lũ; chủ động các phương án về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân nhanh chóng rà soát toàn bộ hệ thống doanh trại, nhất là nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, địa hình phức tạp…; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; tuyệt đối bảo đảm an toàn cho nhân dân, bộ đội.Đại tướng Ngô Xuân Lịch giao Tư lệnh Quân Quân khu 4 quản lý, điều hành, chỉ huy lực lượng của Quân khu và các lực lượng phối thuộc trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn, thống nhất một đầu mối chỉ huy. Tổng cục Hậu cần chuẩn bị tốt trang bị, cơ số thuốc, khẩu phần ăn cho bộ đội đang thực hiện nhiệm vụ, làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Bộ Tư lệnh Công binh chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng chi viện cho các hướng khi có lệnh. Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc thiết lập hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác điều hành, chỉ huy, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt.Những hình ảnh người lính trong mưa lũ miền Trung và sự hi sinh của họ cho thấy, trong thời chiến cũng như thời bình, những người lính bộ đội cụ Hồ đều sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, vì nhân dân...Quân đội của nhân dân, quân đội trong lòng dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu tiếp tục được khẳng định bằng hành động, thậm chí bằng máu xương của biết bao người lính.Họ luôn hết mình vì nhân dân và mãi mãi là vậy. Ảnh Quân khu 4.Clip: 'Bộ đội Cụ Hồ' trên những mặt trận giữa thời bình. Nguồn: Truyền hình Bộ Quốc phòng.
Ngày 18/10, tại Bệnh viện Quân y 268, phường Thuận Lộc, TP Huế, diễn ra lễ tang 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh ở Rào Trăng.
13 cán bộ, chiến sĩ hi sinh tại tiểu khu 67 Trạm Kiểm lâm Sông Bồ (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) vào 0h ngày 13/10 sau vụ sạt lở đất tại đây. Thời điểm đó đoàn đang trên đường thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, tìm kiếm cứu nạn các công nhân bị vùi lấp tại Thủy điện Rào Trăng 3. Sự hy sinh của các chiến sĩ thể hiện tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm, không quản ngại hiểm nguy, lấy nhiệm vụ cứu tính mạng của người dân đang bị nạn đặt lên trên hết. Chuyến hành quân cuối cùng của họ đã khiến đồng bào cả nước xúc động, tiếc thương.
Tinh thần người lính bộ đội cụ Hồ đúc kết trong câu nói của Thiếu tướng Nguyễn Văn Man - Phó Tư lệnh Quân khu 4 trong một clip cuối cùng của đoàn được ghi lại trước khi gặp nạn: "Việc thì gấp, vì nhiệm vụ, vì nhân dân chúng ta phải làm". Trước khi lên đường, tướng Man cũng nói với Thủ trưởng của mình và các đồng đội: Nhân dân đang cần chúng ta từng giờ, từng phút, dù khó khăn thế nào cũng phải đi, kể cả có hy sinh.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng BQP khẳng định: “Sự hy sinh của 13 đồng chí trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn là vô cùng to lớn, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, chiến sĩ toàn quân và đồng bào cả nước. Sự hy sinh ấy một lần nữa khẳng định rằng, trong bất kỳ tình huống nào, dù gian khổ, hiểm nguy tới đâu, cán bộ, đảng viên của Đảng và cán bộ, chiến sĩ Quân đội cũng sẵn sàng xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; luôn tận tuỵ vì nước, vì dân, góp phần tô thắm phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Cán bộ, chiến sĩ toàn quân và đồng bào cả nước khắc ghi sâu đậm tinh thần quả cảm và sự hy sinh cao cả của các đồng chí”.
Khi thăm và làm việc tại Quân khu 4, ngày 16/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ xúc động khi nghe thông tin về sự cố đặc biệt nghiêm trọng đối với các đồng chí của Quân khu 4 trong tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở Rào Trăng 3. Thủ tướng nêu rõ, Quân đội trong thời bình là đội quân chiến đấu, đội quân sản xuất, đội quân phục vụ nhân dân khi cần thiết nhất là lúc thiên tai. Quân đội ta nói chung, Quân khu 4 nói riêng không quản ngại hy sinh gian khổ, luôn thể hiện tinh thần tất cả vì cuộc sống bình yên của nhân dân, đặc biệt là phẩm chất sẵn sàng cứu dân, hy sinh giúp dân khi gặp nạn. Đó là phẩm chất quý báu của quân đội ta và đặc biệt là Quân khu đóng ở địa bàn thường xuyên xảy ra thiên tai.
Tinh thần của tướng Nguyễn Văn Man cũng là tinh thần của mỗi người lính. Ngay khi nhận được thông tin vụ sạt lở xảy ra ở Tiểu khu 67 và ở Rào Trăng 3, hàng nghìn người lính đã tức tốc lên đường, không quản ngại gian khó hiểm nguy để mở đường vào hiện trường tìm kiếm đồng đội và các công nhân gặp nạn.
Những người lính không ngại khó khăn để khẩn trương tìm kiếm các đồng đội mất tích trong vụ sạt lở ở tiểu khu 67. Họ thức đêm hôm cứu hộ và nỗ lực ấy đã tìm thấy 13 thi thể các cán bộ chiến sĩ hi sinh.
Hiện nay lực lượng quân đội tiếp tục công tác tìm kiếm 15 công nhân mất tích sau vụ sạt lở ở Rào Trăng. Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 cho biết tại hiện trường, mưa rất lớn nên công tác tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn. Các lực lượng đang tiến hành tiếp cận hiện trường bằng cả đường bộ và đường không. Bộ Quốc phòng, Công an đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện để tiếp tục đẩy nhanh tốc độ công tác tìm kiếm cứu nạn các công nhân còn mất tích. Ảnh Quân khu 4.
Sáng 18/10 Ban Chỉ huy phòng chống bão lụt, cứu hộ cứu nạn Quân khu 4 đã tổ chức 2 mũi cứu hộ bằng đường sông và đường bộ với lực lượng gần 1.000 người và hơn 150 xe cơ giới các loại cho thủy điện Rào Trăng 3.
Vào khoảng 1h ngày 18/10, tại xã Hướng Phùng, huyện miền núi Hướng Hóa xảy ra vụ sạt lở đất khiến 22 cán bộ, chiến sỹ của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 thuộc Quân khu 4 bị vùi lấp.
Ngay khi nhận được thông tin vụ việc, lực lượng quân đội Quân khu 4 tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; đồng thời phải bảo đảm tuyệt đối an toàn. Chiều 18/10 lực lượng công binh dẫn theo chó nghiệp vụ đi bộ khoảng 2 km từ điểm sạt lở gây tắc đường vào thôn Cợp, xã Hướng Phùng, hiện trường vụ sạt lở đất để tìm kiếm nạn nhân mất tích. Khó khăn nhất hiện nay là mưa liên tục, gây nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và khó khắc phục triệt để các điểm sạt lở để thông đường vào hiện trường.
Với sự nỗ lực của các lực lượng cứu hộ, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy 14 thi thể cán bộ, chiến sĩ tại hiện trường vụ sạt lở đất ở thôn Cợp, xã Hướng Phùng. Rạng sáng 19/10, sau nhiều nỗ lực, lực lượng chức năng đã thông xe tạm thời đường vào điểm sạt lở ở thôn Cợp, để một số xe cứu thương và xe làm nhiệm vụ tiếp cận hiện trường. Sáng ngày 19/10, các xe cứu thương đã vào hiện trường vụ sạt lở đất tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị để đưa thi thể các cán bộ, chiến sỹ đã được tìm thấy trong ngày 18/10 về thành phố Đông Hà (Quảng Trị).
Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, sau khi nhận được báo cáo của Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã nhanh chóng thành lập Đoàn công tác do ông làm Trưởng đoàn cùng Phó Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Văn Nghĩa đi cùng để vào khảo sát, nắm tình hình, chỉ đạo Quân khu 4, cùng với các lực lượng của toàn quân và địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ sạt lở.
Trong đợt mưa lũ miền Trung, không chỉ tham gia cứu hộ các vụ sạt lở, lực lượng quân đội đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người dân các khu vực ngập lụt, đảm bảo an toàn tài sản tính mạng cho nhân dân.
Tại cuộc họp sáng 18/10 của Bộ Quốc phòng triển khai các biện pháp cấp bách tìm kiếm, cứu nạn và bảo đảm an toàn cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân tại các tỉnh miền Trung, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu, với trách nhiệm cao nhất của Quân đội, không được để dân đói, dân rét, dân bị bệnh tật trong bão lũ; phải khẩn trương đưa dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, phải đặt lên hàng đầu công tác bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.
Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng bám sát tình hình, nâng cao tính dự báo, theo dõi sát tình hình thời tiết, mưa lũ; chủ động các phương án về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân nhanh chóng rà soát toàn bộ hệ thống doanh trại, nhất là nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, địa hình phức tạp…; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; tuyệt đối bảo đảm an toàn cho nhân dân, bộ đội.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch giao Tư lệnh Quân Quân khu 4 quản lý, điều hành, chỉ huy lực lượng của Quân khu và các lực lượng phối thuộc trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn, thống nhất một đầu mối chỉ huy. Tổng cục Hậu cần chuẩn bị tốt trang bị, cơ số thuốc, khẩu phần ăn cho bộ đội đang thực hiện nhiệm vụ, làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Bộ Tư lệnh Công binh chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng chi viện cho các hướng khi có lệnh. Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc thiết lập hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác điều hành, chỉ huy, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt.
Những hình ảnh người lính trong mưa lũ miền Trung và sự hi sinh của họ cho thấy, trong thời chiến cũng như thời bình, những người lính bộ đội cụ Hồ đều sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, vì nhân dân...Quân đội của nhân dân, quân đội trong lòng dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu tiếp tục được khẳng định bằng hành động, thậm chí bằng máu xương của biết bao người lính.
Họ luôn hết mình vì nhân dân và mãi mãi là vậy. Ảnh Quân khu 4.
Clip: 'Bộ đội Cụ Hồ' trên những mặt trận giữa thời bình. Nguồn: Truyền hình Bộ Quốc phòng.