Chiều 18/10, đoàn cứu hộ của Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quân khu 4 và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tiếp tục triển khai tìm kiếm cứu nạn 15 công nhân còn mất tích ở thủy điện Rào Trăng 3 ở xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.Để đến được thủy điện Rào Trăng 3, đoàn cứu hộ phải di chuyển bằng thuyền, canô từ thủy điện Hương Điền lên thủy điện Rào Trăng 4. Sau đó, đoàn tiếp tục đi bằng xuồng cao su tiếp cận hiện trường vụ sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3.Khi đến gần Rào Trăng 3, đoàn cứu hộ cập bến đường 71 và đi bộ hơn 2 km mới tiếp cận được hiện trường vụ sạt lở. Mưa lớn ở thượng nguồn khiến đường có nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, gây mất an toàn.Hiện trường vụ sạt lở ở Rào Trăng 3 ngổn ngang, đổ nát khiến nhiều công nhân mất tích. Lượng đất đá đổ xuống ước tính hơn 30.000 m3, độ sâu vùi lấp từ 5-7 m, gồm nhiều tảng đá có khối lượng lớn. Mưa to liên tục khiến nhiều khu vực tiếp tục gây sạt lở, ảnh hưởng đến công tác cứu hộ.Đoàn cứu hộ quyết tâm đưa bằng được thi thể các nạn nhân trở về với gia đình sau nhiều ngày bị vùi lấp trong bùn đất.Theo ông Phan Thiên Định, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, đội cứu hộ sẽ ở lại Rào Trăng 4, chờ lực lượng tăng viện để tiếp tục triển khai tìm kiếm trong nhiều ngày tới. "Lực lượng cứu hộ đã tiếp cận thủy điện Rào Trăng 3 và 4 thông qua tuyến đường thủy từ hồ Hương Điền. Tuy nhiên, việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn vì khối lượng đất đá rất lớn, thiếu thiết bị", ông Định nói.
Chiều 18/10, đoàn cứu hộ của Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quân khu 4 và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tiếp tục triển khai tìm kiếm cứu nạn 15 công nhân còn mất tích ở thủy điện Rào Trăng 3 ở xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.
Để đến được thủy điện Rào Trăng 3, đoàn cứu hộ phải di chuyển bằng thuyền, canô từ thủy điện Hương Điền lên thủy điện Rào Trăng 4. Sau đó, đoàn tiếp tục đi bằng xuồng cao su tiếp cận hiện trường vụ sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3.
Khi đến gần Rào Trăng 3, đoàn cứu hộ cập bến đường 71 và đi bộ hơn 2 km mới tiếp cận được hiện trường vụ sạt lở. Mưa lớn ở thượng nguồn khiến đường có nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, gây mất an toàn.
Hiện trường vụ sạt lở ở Rào Trăng 3 ngổn ngang, đổ nát khiến nhiều công nhân mất tích. Lượng đất đá đổ xuống ước tính hơn 30.000 m3, độ sâu vùi lấp từ 5-7 m, gồm nhiều tảng đá có khối lượng lớn. Mưa to liên tục khiến nhiều khu vực tiếp tục gây sạt lở, ảnh hưởng đến công tác cứu hộ.
Đoàn cứu hộ quyết tâm đưa bằng được thi thể các nạn nhân trở về với gia đình sau nhiều ngày bị vùi lấp trong bùn đất.
Theo ông Phan Thiên Định, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, đội cứu hộ sẽ ở lại Rào Trăng 4, chờ lực lượng tăng viện để tiếp tục triển khai tìm kiếm trong nhiều ngày tới. "Lực lượng cứu hộ đã tiếp cận thủy điện Rào Trăng 3 và 4 thông qua tuyến đường thủy từ hồ Hương Điền. Tuy nhiên, việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn vì khối lượng đất đá rất lớn, thiếu thiết bị", ông Định nói.