Sau chiến dịch dẹp vỉa hè, trật tự đô thị tại Hà Nội được cải thiện rõ rệt. Vỉa hè trên các tuyến phố đã phần nào bớt "nhốn nháo" hơn so với trước đây. (Ảnh: Tùng Lâm)Nhiều người xưa nay "bám" vỉa hè để kiếm sống nghĩ ra những cách buôn bán khác. Một số người đã tận dụng những khoảng trống vỉa hè ít ỏi để tiếp tục buôn bán. (Ảnh: Tùng Lâm)Một quán trà đá với diện tích chỉ khoảng hơn 1m2 trên phố Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội). (Ảnh: Tùng Lâm)Hàng quán "ẩn mình" sau nhà chờ xe buýt ở gần cổng Đại học Giao thông Vận tải. (Ảnh: Tùng Lâm)Người thợ sửa khóa trước đây ngồi sát mép đường thì nay ép vào hiên các nhà dân. (Ảnh: Tùng Lâm)Một hàng bán ảnh (Hà Nội xưa) ngồi ép vào hiên một ngôi nhà trên phố Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội). (Ảnh: Tùng Lâm)Chợ tạm vỉa hè bị dẹp trong chiến dịch văn minh đô thị, chị Uyên nghĩ ra cách buộc dây vào cá mang đi bán dạo quanh các ngõ nhỏ trên phố Yên Phụ (Ba Đình, Hà Nội). (Ảnh: Tùng Lâm)Người bán dưa muối treo hàng lên cây chờ khách dưới chân tòa nhà khu đô thị Yên Hòa-Nhân Chính (Cầu Giấy, Hà Nội). (Ảnh: Tùng Lâm)Quán chè trên phố Hàng Đào (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tận dụng khoảng không gian còn thừa từ cửa sổ của một tiệm quần áo. Cả quán chỉ có khoảng vài chiếc ghế cho khách ngồi ăn. Phần lớn người đến mua chè tại đây đều là mang đi. (Ảnh: Tùng Lâm)Để tiết kiệm diện tích, chỉ cần một chiếc ghế để bày bán mũ bảo hiểm. Tại Hà Nội, những "cửa hàng" mũ bảo hiểm như vậy rất dễ bắt gặp trên các con phố. (Ảnh: Tùng Lâm)Một tiệm bán xăng ở đường Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội) sử dụng chiếc phễu cùng một chai nhựa nhỏ đặt trên chiếc ghế sát đường để làm dấu hiệu nhận biết. (Ảnh: Tùng Lâm)Một cửa hàng quần áo trên phố Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tận dụng những bức tường trong ngõ để treo đồ. (Ảnh: Tùng Lâm)
Sau chiến dịch dẹp vỉa hè, trật tự đô thị tại Hà Nội được cải thiện rõ rệt. Vỉa hè trên các tuyến phố đã phần nào bớt "nhốn nháo" hơn so với trước đây. (Ảnh: Tùng Lâm)
Nhiều người xưa nay "bám" vỉa hè để kiếm sống nghĩ ra những cách buôn bán khác. Một số người đã tận dụng những khoảng trống vỉa hè ít ỏi để tiếp tục buôn bán. (Ảnh: Tùng Lâm)
Một quán trà đá với diện tích chỉ khoảng hơn 1m2 trên phố Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội). (Ảnh: Tùng Lâm)
Hàng quán "ẩn mình" sau nhà chờ xe buýt ở gần cổng Đại học Giao thông Vận tải. (Ảnh: Tùng Lâm)
Người thợ sửa khóa trước đây ngồi sát mép đường thì nay ép vào hiên các nhà dân. (Ảnh: Tùng Lâm)
Một hàng bán ảnh (Hà Nội xưa) ngồi ép vào hiên một ngôi nhà trên phố Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội). (Ảnh: Tùng Lâm)
Chợ tạm vỉa hè bị dẹp trong chiến dịch văn minh đô thị, chị Uyên nghĩ ra cách buộc dây vào cá mang đi bán dạo quanh các ngõ nhỏ trên phố Yên Phụ (Ba Đình, Hà Nội). (Ảnh: Tùng Lâm)
Người bán dưa muối treo hàng lên cây chờ khách dưới chân tòa nhà khu đô thị Yên Hòa-Nhân Chính (Cầu Giấy, Hà Nội). (Ảnh: Tùng Lâm)
Quán chè trên phố Hàng Đào (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tận dụng khoảng không gian còn thừa từ cửa sổ của một tiệm quần áo. Cả quán chỉ có khoảng vài chiếc ghế cho khách ngồi ăn. Phần lớn người đến mua chè tại đây đều là mang đi. (Ảnh: Tùng Lâm)
Để tiết kiệm diện tích, chỉ cần một chiếc ghế để bày bán mũ bảo hiểm. Tại Hà Nội, những "cửa hàng" mũ bảo hiểm như vậy rất dễ bắt gặp trên các con phố. (Ảnh: Tùng Lâm)
Một tiệm bán xăng ở đường Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội) sử dụng chiếc phễu cùng một chai nhựa nhỏ đặt trên chiếc ghế sát đường để làm dấu hiệu nhận biết. (Ảnh: Tùng Lâm)
Một cửa hàng quần áo trên phố Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tận dụng những bức tường trong ngõ để treo đồ. (Ảnh: Tùng Lâm)