Đó là ý phát biểu của Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Séc).
Bà Mai cho rằng, t
rong nhiệm kỳ vừa qua, hoạt động lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội khoá XIV đã mang lại hiệu ứng tích cực và những đóng góp của những người được lấy ý kiến đã được ghi nhận một cách công bằng.
“Tuy nhiên, qua tiếp xúc cử tri, chúng tôi nhận được câu hỏi của người dân, rằng: Ông bà có thấy việc lấy phiếu tín nhiệm mang tính thực chất không? Chúng tôi hiểu và cảm nhận được rằng, đằng sau câu hỏi đó là băn khoăn, lo lắng của người dân, và có lẽ cử tri chờ đợi điều gì đó nhiều hơn thế” - Đại biểu Lưu Mai chia sẻ.
|
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai. |
Đại biểu Lưu Mai cũng cho rằng, tới đây cần quan tâm đến 2 khía cạnh. Thứ nhất, việc để các mức như lấy phiếu tín nhiệm như hiện nay (tín nhiệm, tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp) có thể đề cao tính nhân văn, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến sự mạch lạc trong việc đánh giá. Nhiều ý kiến cho rằng, việc để 3 mức như vậy sẽ khó lượng hóa cũng như khó so sánh trong việc đánh giá kết quả giữa những người được lấy phiếu xin ý kiến.
Ngoài ra, liên quan đến số lần đánh giá lấy phiếu tín nhiệm, hiện nay chúng ta đang tổ chức lấy phiếu tín nhiệm 1 lần. Tuy nhiên, để đánh giá được những cố gắng, tiến bộ của người được lấy tín nhiệm, nên chăng chúng ta lấy phiếu tín nhiệm 2 lần/ 1 nhiệm kỳ.
"Lấy phiếu tín nhiệm là hoạt động được người dân kỳ vọng, cũng là thước đo trong đánh giá cán bộ, là cơ hội để những lãnh đạo chính trực tỏa sáng thêm một lần và cũng là nơi đòi hỏi các vị đại biểu thể hiện tinh thần thẳng thắn dám đấu tranh khách quan, công bằng. Hoạt động này chỉ mang ý nghĩa thiết thực khi nó không bị ảnh hưởng bởi tính hình thức" - Đại biểu Lưu Mai thẳng thắn.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Chủ tịch Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV