ĐBQH: Tăng lương 30% thì phải giảm trừ gia cảnh 30%

Google News

Đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng, lương tăng 30% thì ít nhất giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng 30%, thậm chí 50% mới hợp lý do mức sống đắt đỏ.

Chiều 26/6, Quốc hội thảo luận về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.
Trước khi tăng lương, giá đã tăng trước một đoạn
Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho rằng cùng với tăng lương cần tiếp tục đẩy mạnh tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.
DBQH: Tang luong 30% thi phai giam tru gia canh 30%
 Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam). Ảnh: QH.

Bên cạnh tăng lương và trước khi tăng lương, giá đã tăng trước một đoạn. Tăng lương, giá tiếp tục tăng cho nên cần phải có giải pháp để bình ổn giá, nhất là các mặt hàng tiêu dùng.

Đại biểu ngạc nhiên vì có những mặt hàng tiêu dùng tăng lên rất nhiều lần, thậm chí gấp đôi. Chính vì vậy song song với đó cũng cần phải quan tâm, không có đồng lương tăng được một chút, cuối cùng tất cả các mặt hàng tiêu dùng tăng nhanh hơn.

Tất nhiên, ta khống chế ở mặt tâm lý, khống chế ở việc lợi dụng tăng lương để tăng giá và độc quyền,.. còn tăng do các điều kiện sản xuất tăng, đầu vào sản xuất tăng cũng phải chấp nhận.

Cùng với đó, theo đại biểu Tạ Văn Hạ, cần phải quan tâm đến vấn đề khi lương tăng thì thuế giảm trừ gia cảnh cần phải nghiên cứu. "Mức sống tăng lên, chi phí đắt lên thì giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng. Ta tăng 30% lương ít, nhất giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng được 30% là ít, phải đến 50% tôi cho là hợp lý", đại biểu Hạ nêu quan điểm.

Lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất... vẫn nằm trên giấy
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) nêu ý kiến về lương giáo viên.
DBQH: Tang luong 30% thi phai giam tru gia canh 30%-Hinh-2
 Đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội). Ảnh: QH.
Đại biểu Dương Minh Ánh cho hay, từ năm 2013, sau khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đến nay, nhiều chính sách lớn về đổi mới giáo dục đã được ban hành, yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cả về chất và lượng ngày càng cao, tạo áp lực không nhỏ lên vai các nhà giáo.
Tuy nhiên, chỉ có chính sách tiền lương đối với nhà giáo đã được nêu trong Nghị quyết 29, đó là lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương hệ thống lương hành chính sự nghiệp, sau 11 năm đến nay vẫn nằm nguyên trên giấy, chưa được triển khai.
Trong suốt thời gian qua, các nhà giáo vẫn luôn cố gắng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, luôn động viên nhau hãy chờ đợi và hy vọng rồi một ngày nào đó sẽ có sự thay đổi lớn về chính sách tiền lương đối với nhà giáo.
Đây không chỉ là vấn đề về tiền lương đối với các nhà giáo mà còn thể hiện sự tôn vinh của xã hội đối với nghề nhà giáo được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói.
"Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, các nhà giáo vẫn sẽ tiếp tục điệp khúc câu đợi, câu chờ cho đến khi có chính sách cải cách tiền lương mới ban hành", đại biểu Dương Minh Ánh nói.
Đại biểu Ánh tha thiết đề nghị với Quốc hội, Chính phủ khi nghiên cứu chính sách cải cách tiền lương tới đây cần thể chế hóa các chủ trương của Đảng bằng luật hoặc các văn bản dưới luật về chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp nghề đối với các nhà giáo.
Mai Loan

>> xem thêm

Bình luận(0)